L ỜI NÓI ĐẦU
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC CHỌN LỌC GIỐNG ONG
4.2. Phương pháp tạo chúa đơn giản
Những người nuôi ong quy mô nhỏ, cần số lượng chúa ít, những người mới nuôi ong hoặc một số người già thị lực giảm sút không có khả năng di trùng, có thể sử dụng một số phương pháp tạo chúa đơn giản mà vẫn thu được chúa có
86
chất lượng cao.
* Sử dụng mũ chúa chia đàn, thay thế tự nhiên
Trên các trại ong vào mùa ấm áp, mật - phấn đầy đủ, một số đàn ong sẽ xây mũ chúa chia đàn. Các mũ chúa chia đàn do được tạo từ trứng một cách chủ động nên thường có chất lượng tốt. Sau khi mũ chúa vít nắp được vài ngày dùng dao nhỏ, sắc cắt phần bánh tổ trên gốc mũ chúa 1-1,5 cm rồi giới thiệu vào đàn mất chúa hoặc đàn cần thay chúa.
Các mũ chúa chia đàn tự nhiên
Tuy nhiên những mũ chúa thu từ đàn xấu, năng suất thấp, hoặc những đàn nhỏ thì không tốt. Mặt khác việc thu mũ chúa rất bịđộng vì ong có năm chia đàn nhiều, có năm chia ít. Có lúc cần mũ chúa thì chưa có, lúc không cần lại nhiều. Để có mũ chúa sớm và chủ động hơn, người nuôi ong có thể kích thích đàn ong xây mũ chúa chia đàn. Chọn những đàn tốt, đủ tiêu chuẩn làm giống, cho ăn thêm xirô đường, nếu cần cho ăn chất thay thế phấn hoa để tăng sức đẻ của chúa. Viện cho đàn 1 - 2 cầu nhộng già sắp nở để đàn ong mau chóng đông quân, chật chội, thiếu chỗ đẻ ong sẽ xây các mũ chúa chia đàn. Khi mũ chúa già, chọn các mũ đẹp thẳng để sử dụng. Cần lưu ý rằng mũ chúa ong A. cerana chia đàn trông rất ngắn nhưng khi nở ra vẫn được những con chúa dài vì ong xây một phần sáp ở gốc mũ chúa. Tuy nhiên việc sử dụng thường xuyên các mũ chúa chia đàn, nhất là những đàn nhỏ hoặc trung bình là tạo cho ong có xu hướng chia đàn cao hơn.
Ở một số đàn ong có chúa già, chúa bị dị tật hoặc bị thương vì một lý do nào đấy, ong xây 1 - 3 mũ chúa ở rìa hoặc mép bánh tổ. Cho đến khi chúa nở ong vẫn không chia đàn gọi là chúa thay thế. Thông thường chúa tơ sau khi nở sẽ giết chúa già, nhưng cũng có khi đi giao phối đẻ trứng và tồn tại cùng với chúa
87
già một thời gian cho đến khi chúa già chết. Mũ chúa thay thế ở những đàn mạnh, mùa vụ thuận lợi có chất lượng rất tốt, khi mũ chúa thay thế vít nắp được 5 - 6 ngày thì cắt sử dụng. Đàn ong sẽ tiếp tục xây các mũ chúa khác.
* Tạo chúa theo phương pháp cấp tạo
Khi đàn ong mất chúa đột ngột, ong sẽ chọn một số ấu trùng dưới 3 ngày tuổi (đôi khi cả trứng) nới rộng lỗ tổ thành các mũ chúa. Việc mất chúa xảy ra vào bất kỳ lúc nào trong năm, nhiều khi vào lúc nguồn mật - phấn khan hiếm nên mũ chúa nhỏ và ngắn vì thế chất lượng mũ chúa cấp tạo được coi là xấu. Tuy nhiên ở những đàn mạnh, đủ mật - phấn, các mũ chúa cấp tạo từ ấu trùng nhỏ tuổi có chất lượng tốt, như là mũ chúa chia đàn.
Cách làm: chọn đàn ong mạnh, có năng suất cao nhất trại, đủ tiêu chuẩn làm giống rồi cho ong ăn thêm xirô đường 2 - 3 tối để ong nới bánh tổ về phía dưới và đẻ trứng vào đó. Khi thấy chúa đẻ vào lỗ tổ mới 1 - 2 ngày thì bắt chúa đi, rút bớt cầu để ong bám dày hơn trên các cầu còn lại. Đặt cầu có trứng mới đã chuẩn bị vào giữa tổ, 2 - 3 ngày sau kiểm tra phá bỏ tất cả các mũ chúa trên mặt bánh tổ và ở các cầu khác, chỉ để lại các mũ chúa ở dưới. Các mũ chúa được tạo từ những lỗ tổ mới từ trứng hoặc ấu trùng nhỏ tuổi ở phía bên dưới nên rất thẳng và dài. Trong trường hợp vội không chuẩn bị được cầu mới thì có thể chọn các mũ chúa ở na bên hoặc mép dưới các bánh tổ. Khi mũ chúa đã già nghĩa là khoảng 11 - 12 ngày sau khi tách chúa, lấy các mũ chúa đem sử dụng. Mỗi một đàn cấp tạo được 5 - 15 mũ chúa.
Cũng có thể cắt bớt phần dưới các bánh tổ theo đường thẳng hoặc đường dích zắc ở chỗ bánh tổ có ấu trùng nhỏ để ong xây nhiều mũ chúa hơn. Nhưng cần lưu ý chọn các bánh tổ còn mới để tiếp thu, nếu bánh tổ đen và cũ ong sẽ
không xây mũ chúa.
Tạo chúa cấp tạo từ các đàn tốt, trên các lỗ tổ mới vào mùa thuận lợi đủ mật, phấn, chất lượng không thua kém mũ chúa chia đàn tự nhiên mà lại chủ động được thời gian.