Phương pháp khai thác mật ong

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật (Trang 115 - 117)

L ỜI NÓI ĐẦU

1.2.Phương pháp khai thác mật ong

6. CÁC CÔN TRÙNG HẠI ONG

1.2.Phương pháp khai thác mật ong

* Chuẩn bịđàn ong trước vụ mật:

Đàn ong thu mật trước hết phải là những đàn ong đông quân ổn định, không có bệnh. Đàn mạnh có đủ lỗ tổ để chứa mật, đàn mạnh giúp cho đàn ong phân công hợp lý, có nhiều ong ở tuổi thu hoạch và đủ ong tiếp thu và luyện mật tại chỗ. Đàn mạnh cũng giúp cho hơi nước giảm nhanh vì chúng có khả năng quạt gió mạnh và tạo nhiệt để làm cho nước trong mật bốc hơi, còn những đàn ong yếu dù các vòng quay mật có kéo dài nhưng mật vẫn bị loãng. Vì vậy, để có đàn ong mạnh cần chú ý một số điểm sau đây: - Kết thúc chia đàn trước khi hoa nở 40 ngày. Vì khoảng 10 ngày sau ong chúa đẻ, 30 ngày sau có lớp ong non của ong chúa mới đẻ, khi vào vụ ong thợ 10 ngày tuổi sau đó sẽ vào tuổi ra ngoài làm việc.

Cho ăn kích thích ong chúa đẻ trước vụ mật 30 - 35 ngày.

- Cho xây bánh tổ mới chứa mật hoặc chuẩn bị cầu dự trữ chứa mật. - Phòng chống chia đàn tự nhiên.

- Phát hiện và trị bệnh kịp thời. * Các bước tiến hành thu mật:

Chuẩn bị dụng cụ: Các dụng cụ thu mật có ảnh hưởng đến chất lượng mật, vì vậy cần rửa sạch, lau khô thùng quay và các dụng cụ khác trước khi quay mật. Các dụng cụ.

- Bắt đầu quay mật khi các bánh tổ chứa mật trong đàn ong đã vít nắp ít nhất 70%.

Vít nắp là biểu hiện mật đã chín tức là hàm lượng nước thấp, vít nắp cũng có nghĩa là lỗ tổ đã đầy mật không còn chỗ cho ong đổ mật tiếp.

- Nơi quay mật phải sạch sẽ, không để gió cuốn đất cát vào thùng quay mật. Trong ngày nên chọn lúc nắng ấm và ong đi làm ít để quay mật.

- Tuỳ theo lượng ong nhiều hay ít mà chuẩn bị số người làm việc để quay mật gọn trong ngày. Nhiều gia đình nuôi ong chung nhau dụng cụ thu mật và quay luân phiên hỗ trợ nhau.

- Thao tác khi quay mật:

+ Rũ ong: Là làm ong rời khỏi bánh tổ. Ong A.cerana ít chịu được những chấn động lớn và dễ bốc bay khi tiếp xúc với hoá chất cho nên rũ ong bằng tay là phương pháp phổ biến nhất.

115

hợp với kiểm tra đàn ong, chọn lấy các cầu mật đủ tiêu chuẩn chất lượng (mật chín) để quay, khi rũ ong không làm ong chấn động bay loạn xạ trong trại, không được làm tổn thương hoặc chết ong chúa.

Khi rũ ong chỉ cần tách ván ngăn ra 3 - 4 cm, lấy cầu mật, cầm chắc hai tai cầu (ngón tay cái ấn trên, 2 ngón tay trỏ đỡ dưới), rũ liên tục ong sẽ rời khỏi bánh tổ tụt xuống đáy thùng (không nhấc lên khỏi miệng thùng vì rũ mạnh ong sẽ bay ra ngoài thùng) sau khi rũ ong thì dùng chổi quét nhẹ hoặc thổi ong non còn lại trên bánh tổ vào thùng ong.

Khi rũ ong, nếu ong chúa bay ra thì cần ngừng lại, mở nắp và rũ một ít ong lên trên thùng ong để ong chúa bay về, đồng thời quan sát kỹ các đàn khác đề phòng ong chúa chui lạc sang thùng khác.

Gặp đàn ong dữ có thể dùng khói hương thổi nhẹ hoặc khói thuốc lá phả vào các khe có ong, nhưng chủ yếu là dùng kỹ thuật. Để tránh ong dữ phải mở nắp thùng nhẹ, tách ván ngăn nhẹ. Khi thấy ong dữ thì vừa lấy thước lên vừa thổi nhẹ cho ong chui xuống, gõ nhẹ tai cầu cho ong dạt bớt xuống rồi mới rũ ong, nếu không có thước thì bên trên xà cầu phủ bao tải, rũ ong đến đâu thì cuốn bao tải đến đó. Sau khi rũ ong thì chuyển cầu đến nơi quay mật, chuyển cầu nhẹ nhàng để tránh mật và phấn rơi vãi, không để cầu mật phơi nắng.

+ Cắt vít nắp: Sau khi mật chín ong dùng sáp vít một lớp mỏng vì vậy muốn cho mật văng ra khi quay cần phải cắt vít nắp, khi cắt vít nắp không được làm dập miệng lỗ tổ, phải cắt hết các lỗ để vòng mật sau ong sẽ cơi cao đổ mật. Có nhiều dụng cụ để cắt nắp như dùng bộ răng (như lược) để cào, dùng con lăn... dao cắt mật chuyên dùng, nếu không có dao chuyên dùng thì dùng dao lưỡi mỏng thái rau bẻ cong cũng cắt được. Khi cắt phải cắt mỏng, vừa cắt vừa cứa nghĩa là phải đưa đi đưa lại cho đứt sáp và miệng lỗ tổ không bị hỏng. Nếu mật đặc khi cắt nắp có thể dùng nước nóng để rửa và lau khô dao cắt rồi cắt tiếp. Muốn có mật ong tốt thì không cắt vít nắp mà quay lần 1 để rút mật loãng chưa vít nắp ra sau đó cắt vít nắp và quay lần 2 để thu mật đặc.

+ Quay mật: Đặt cầu mật vào trong thùng phải đặt cân (đặt đối xứng nhau). Cần quay mật với tốc độ nhanh dần và dừng cũng phải từ từ để bánh tổ không vỡ và ấu trùng không bị văng ra. Sau khi quay một mặt Với thùng quay tiếp tuyến thì đổi bên để quay mặt sau cầu.

116

Khai thác mật ong

Trước khi trả lại cầu thì cần cắt bỏ lỗ tổ nhộng ong đực ởđàn ong sản xuất, sửa bánh tổ bị vỡ, cắt bỏ những mũ ong chúa không cần sử dụng.

+ ổn định tổ ong: Quay hết mật phải nhanh chóng trả cầu lại để ong tiếp tục làm việc và nuôi ấu trùng, cầu lấy ởđàn nào nên trả đúng đàn đó chỉ khi nào cần viện trợ thì mới đổi cầu nhộng hoặc cuối vụ cần điều chỉnh ong thì mới sắp xếp lại.

* Một số điểm cần chú ý:

+ Đàn ong bị bệnh phải quay mật sau cùng, vụ mật có rất nhiều mũ chúa nên thay chúa kịp thời, nếu không phát hiện mà đã quay mật thì phải rửa tay và dao cắt nắp bằng nước xà phòng để khử trùng (nhất là người rũ ong) rồi mới quay tiếp.

+ Vừa quay mật vừa tăng hoặc rút cầu để điều chỉnh ong đồng đều và thu mật cùng ngày.

+ Nếu đặt ong dầy khi rũ ong cần rũ xen kẽ.

+ Quay đàn hiền trước, đàn dữ sau.

+ Trời xấu hoặc cuối vụ cần quay mật trong phòng kín và ngừng quay sớm để ong có mật dự trữ.

+ Đối với đàn nuôi kế khi quay mật có thể quay cả cầu nguyên ở thùng trệt nếu cầu nhiều mật, để lấy chỗ cho ong chúa đẻ.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật (Trang 115 - 117)