L ỜI NÓI ĐẦU
4. KỸ THUẬT QUẢN LÝ ĐÀN ONG THEO THỜI VỤ
4.1. Ý nghĩa của công tác quản lý đàn ong theo thời vụ
Ở nước ta do có khí hậu nhiệt đới với 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ ầm độ của các mùa khác nhau rất lớn điều đó ảnh hưởng đáng kểđến sự phát triển và năng suất sản phẩm của ong mật. Mặt khác các loại hoa, nguồn mật, phấn cũng rất đa dạng, phong phú và mang tính mùa vụ. Để phát triển đàn ong cả về số lượng cũng như chất lượng đòi hỏi người nuôi ong phải có kiến thức đầy đủ về các yếu tố thời vụ tác động như thế nào đối với các đàn
Cây nguồn mật nở hoa, tiết mật và tung phấn chịu ảnh hưởng của thời tiết và địa hình của mỗi vùng, ong mật lại chịu ảnh hưởng bởi nguồn thức ăn đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của những biến đổi về thời tiết. Nói cách khác thời tiết, nguồn hoa có tác động đồng thời và quyết định sự phát triển của đàn ong.
Nước ta có cấu tạo địa hình phức tạp. Miền Bắc và miền Nam có điều kiện khí hậu khác nhau nên chủng loại và sự nở hoa, tiết mật của cây nguồn mật ở hai
48
miền cũng khác nhau. Ngay trong một vùng cũng hình thành những khu vực tiểu khí hậu có nguồn hoa đặc trưng, đàn ong sinh sống lâu đời ở đó đã có sự thích nghi hình thành những dòng sinh thái.
Mục đích của nuôi ong là thu sản phẩm và dùng ong thụ phấn cây trồng. Muốn có hiệu quả nuôi ong cao thì phải tăng năng suất sản phẩm và giảm chi phí trong đó chi phí lớn nhất là thức ăn nuôi ong. Muốn vậy người nuôi ong phải dựa vào lịch nở hoa của cây nguồn mật và những thay đổi về khí hậu, thời tiết trong mỗi năm để xây dựng quy trình kỹ thuật quản lý đàn ong cho mỗi vùng ở các thời kỳ khác nhau nhằm đạt được mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Quản lý ong theo thời vụ cần kết hợp một cách hài hoà việc quản lý đàn ong trong những điều kiện nguồn hoa và thời tiết cụ thể nhưng có sự tác động tích cực của người nuôi ong. Cần chủ động điều khiển đàn ong trước khi có điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn, lúc thuận lợi thì phát triển đàn ong, khi khó khăn thì tập trung giữ những đàn ong có chất lượng và thực hiện tất cả những biện pháp kỹ thuật một cách an toàn để khi có điều kiện thuận lợi lại nhân đàn lên.
Do điều kiện nguồn hoa, thời tiết địa hình ở các vùng khác nhau nên ở miền Bắc có thể chia ra theo thời vụđể quản lý đàn ong.
4.2. Công tác quản lý đàn ong theo thời vụ ở các tỉnh phía Bắc
Miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nên chia thành bốn mùa rõ rệt trong một năm, các mùa do điều kiện thời tiết nguồn hoa thay đổi nên công tác quản lý đàn ong có thể chia ra các vụ như sau:
Thời gian Thời vụ vùng đồng bàng và trung du Miền núi Vụ xuân – hè Từ đầu tháng 3 đến đầu Giữa tháng 3 - cuối Vụ hè – thu Đầu tháng 7 đến đầu tháng 9 Đầu tháng 7 - cuối tháng Vụ thu - đông Đầu tháng 9 đến giữa tháng Cuối tháng 9 - cuối Vụ đông – Giữa tháng 12 đến cuối Đầu tháng 12 - giữa
4.2.1. Kỹ thuật quản lý đàn ong trong vụ xuân - hè
* Đặc điểm thời tiết, nguồn hoa
- Thời tiết: Vụ này thời tiết rất thuận lợi cho phát triển đàn ong.
+ Nhiệt độ: Từ tháng 3 trời đã bắt đầu ấm dần, nhiệt độ trung bình 19 - 200C, ong đi làm tốt. Từ tháng 4 - 6 nhiệt độ tăng dần, trung bình 23 - 340C rất thích hợp cho chúa đi giao phối.
+ Ẩm độ: Vụ này có mưa phùn kéo dài, ẩm độ cao > 85%.
- Nguồn hoa: Đây là vụ có nhiều nguồn hoa nhất, những cây nguồn mật chính nở hoa trong vụ này là vải, nhãn, bạch đàn. Cây nguồn phấn cũng rất
49
phong phú và có chất lượng tốt như cam, quýt, bưởi, ngô, càng cua... * Kỹ thuật quản lý:
- Khôi phục đàn ong sau khi qua đông: Sau vụ đông, thế đàn giảm, cần phải điều chỉnh thế đàn, rút cầu và sửa cầu. Cho ăn kích thích để thúc ong chúa đẻ nhanh và nhiều.
- Cho xây bánh tổ mới ở những đàn mạnh.
- Thay chúa: Tháng 3 - 4 là những tháng có nguồn hoa và thời tiết lý tưởng cho việc tạo chúa và thay chúa. Vì thời điểm này nhiệt độ tăng, thức ăn dồi dào, ít địch hại... Đây là đợt thay chúa lần 1 trong năm.
- Thu mật trong vụ: Đây là vụ thu mật lớn nhất trong năm vì các cây nguồn mật chính với diện tích lớn nở hoa trong vụ xuân - hè này. Bên cạnh đó việc cho xây bánh tổ mới cùng với kỹ thuật tạo, thay chúa mới đã góp phần làm tăng năng suất mật.
Đề phòng và xử lý kịp thời các loại bệnh, địch hại đối với các đàn ong.
- Phòng chống chia đàn tự nhiên và chủ động chia đàn. Đây là vụ nhân đàn chính trong năm.
Chú ý chống nóng vào cuối tháng 6.
4.2.2. Kỹ thuật quản lý đàn ong trong vụ hè - thu
* Đặc điểm thời tiết, nguồn hoa:
- Thời tiết: Đây là thời vụ khó khăn nhất đối với nghề nuôi ong, thời tiết rất bất lợi.
Tháng 7 - 8 thường có mưa to kéo dài cùng với các cơn bão gây thiệt hại to lớn cho các đàn ong.
+ Nhiệt độ: Tháng 7 - 8 là những tháng nóng nhất trong năm, nhiệt độ thường xuyên lên tới 34 - 350C, Có ngày lên tới 37 - 380C, nắng nóng làm cho đàn ong tiêu hao nhiều năng lượng đểđiều hoà nhiệt độ trong tổ.
+ Ẩm độ: Do mưa nắng thất thường cho nên ẩm độ trong thời điểm này giao động từ
- Nguồn hoa: Hè - thu là vụ rất khan hiếm nguồn hoa, cây nguồn mật hầu như không có nguồn phấn rất ít ỏi chỉ còn có một số ít hoa càng cua và hoa mười giờ (họ rau sam).
* Kỹ thuật quản lý:
Điều chỉnh đàn ong ngay từ đầu vụ: Loại cầu, ghép đàn yếu, huỷ đàn bệnh, giảm khoảng cách giữa các.cầu.
- Tích cực cho ăn bổ sung.
50
tránh địch hại và ong cướp mật.
- Đặt phân tán các đàn ong để có thể tận dụng các nguồn hoa lẻ tẻ và tránh ong ăn cướp (vì khan hiếm thức ăn).
- Tăng cường chống nóng cho các đàn ong.
- Thường xuyên diệt ong rừng và các địch hại khác (đặc biệt là ong bò vẽ, ong đất, chuồn chuồn....).
4.2.3. Kỹ thuật quản lý đàn ong trong vụ thu - đông
* Đặc điểm thời tiết, nguồn hoa
- Thời tiết: Từ tháng 9 trởđi mưa giảm, thời tiết khô hanh nhiều, nhiệt độ bắt đầu giảm dần nhưng chưa lạnh, tháng 11 tuy có những ngày khô hanh, ẩm độ thấp xong không ảnh hưởng lớn đến đàn ong.
Nguồn hoa: Vụ thu - đông nguồn hoa tương đối phong phú (chỉ kém xuân - hè), cây nguồn mật có táo, cỏ lào, chân chim, bạc hà. Nguồn phấn dư thừa, chủ yếu là càng cua, ngô, trinh nữ, cỏ rác...
* Kỹ thuật quản lý:
- Khôi phục đàn ong đầu vụ:
+ Cho ăn kích thích để ong đi làm khi nguồn hoa bắt đầu phong phú.
+ Cho ăn kích thích để ong chúa đẻ khoẻ.
+ Kiểm tra đàn ong, điều chỉnh thế đàn, lựa chọn những đàn ong để tạo ong đực và ong chúa, loại cầu xấu ở những đàn thưa quân, sửa cầu để ong cơi nới (cắt bỏ phần bánh tổ không có ong bám).
+ Nếu có điều kiện thì di chuyển ong đi thu mật hoa táo (vùng táo Hải Dương, Hưng Yên). Hoa táo nở kéo dài khoảng 40 ngày (khoảng từ cuối tháng 8 đến đầu tháng l0).
+ Tạo ong đực trong vụ bằng cách gọt 2 góc của bánh tổ ở những đàn ong có chúa già để ong thợ cơi nới lỗ ong đực khi cho ong chúa đẻ. Khi ong đực sắp nở thì tiến hành làm chúa để thay chúa lần 2 hoặc nhân đàn.
+ Chống khô hanh: Khô hanh có thể làm ong bốc bay vì vậy cần phải đặt ong nơi râm mát và tưới nước trên mặt đất tại vị trí đặt thùng ong.
+ Chống rét vào cuối vụ: Vào cuối tháng 10 đến tháng 11 có thể có rét, do vậy cần phải giữ ấm cho đàn ong phát triển qua vụ đông.
+ Thu mật vụ thu - đông: Do nguồn hoa không phong phú bằng vụ xuân - hè nên có thể quay tỉa chú ý không được quay hết vì cần phải để lại dự trữ cho ong chuẩn bị vượt đông.
4.2.4. Kỹ thuật quản lý ong trong vụđông - xuân
51
- Thời tiết : Đây là mùa rét, nhiệt độ trung bình khoảng 150C (dao động từ 10 - 200C), ở vùng núi nhiệt độ có thể thấp hơn 100C. Cần chú ý các đợt rét đậm sau đông chí (22/12), tiểu hàn (6/1) và đại hàn (20/l).
- Nguồn hoa: Cây nguồn mật - phấn giảm hẳn, chủ yếu có cây phân xanh (cây Cộng sản, cây Chó đẻ), Chè, Càng cua, Chân chim, Khoai lang...
* Kỹ thuật quản lý đàn ong vụ đông - xuân
- Nên giữđàn ong mạnh (4 - 5 cầu), nhiều thức ăn dự trữ. - Tích cực chống rét cho đàn ong.
- Ít kiểm tra đàn ong, tiếp tục loại cầu xấu để ong phủ dày quân, giảm bớt khoảng cách giữa các cầu, bịt vít khe hở thùng, đóng cửa sổ...
- Có thể tiến hành nuôi ghép hoặc ghép các đàn nhỏ (l - 2 cầu) lại với nhau. - Cho ong ăn đầy đủ mật - phấn với tỷ lệ đặc hơn 2 đường : 1 nước.
52
Chương 4
KỸ THUẬT NUÔI ONG