BỆNH THỐI ẤU TRÙNG CHÂU ÂU (Europeanfoulbrood)

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật (Trang 98 - 101)

L ỜI NÓI ĐẦU

1.BỆNH THỐI ẤU TRÙNG CHÂU ÂU (Europeanfoulbrood)

Bệnh thối ấu trùng châu Âu do White tìm ra lần đầu ở châu Âu vào năm 1912. Hiện nay bệnh có mặt ở khắc nơi, cả những vùng nuôi ong châu Âu

A.mellifera và những vùng nuôi ong Apis cerana. Người ta còn gọi bệnh thối ấu trùng châu Âu là bệnh thối ấu trùng mở nắp hay thối ấu trùng tuổi nhỏ vì bệnh thường gây chết các ấu trùng ở tuổi 3 - 4 ngày. Trong một số trường hợp ấu trùng chết bị chua nên còn gọi là thối ấu trùng chua hay thối ấu trùng dấm.

Ở các đàn ong bị bệnh, năng suất mật giảm từ 20 - 80%. Ong nội hay bỏ tổ bốc bay sau khi quay mật, kiểm tra, hoặc đo thay đổi thời tiết từ mưa lạnh chuyển sang nắng ấm. Theo bác sĩ thú y Mai Anh (1983) bệnh thối ấu trùng châu Âu có ở Việt Nam từ năm 1969 do nhập ong từ ngoài vào không qua kiểm dịch, và từ năm 1969 đến nay bệnh thối ấu trùng châu Âu xuất hiện ở tất cả các nơi nuôi ong nội.

* Tác nhân gây bệnh

Theo Poltrep (1977), Bailey (l981) tác nhân chính gây bệnh thối ấu trùng châu Âu là do một loại liên cầu khuẩn có tên là Melissococcus pluton trước kia gọi là Streptococcus pluton, còn các vi khuẩn như Bacillus alvei, Streptococcus apis... đều là các vi khuẩn thứ phát.

98

thước 0,7 - 1,5u liên cầu khuẩn bắt màu gram dương (+), nó có thể đứng một mình hoặc thành cặp. Sức chống chịu của vi khuẩn khá cao, trong bánh tổ nó tồn tại được 12 tháng, ở nhiệt độ trong phòng nó tồn tại 17 tháng, nó bị diệt sau khi phơi nắng 3 giờ.

* Triệu chứng ấu trùng bị bệnh

Khi bị bệnh nhẹ thấy ấu trùng khô, thay đổi tư thế nằm, ấu trùng không nằm cong ở tư thế bình thường mà đoàn rộng ra, mất màu bóng. Ở những đàn đông quân, ấu trùng bệnh không nhìn thấy.

Khi đàn ong bị bệnh nặng, hoặc đã bị lâu, ong thưa quân không dọn sạch được các ấu trùng bệnh, các ấu trùng mới chết có màu trắng bệch, sau ngả thành màu vàng nhạt, vàng sẫm rồi nâu đậm, xác chết thối rữa tụt xuống đáy lỗ tổ, sau này khô đi như một cái vảy có thể dùng panh lấy ra một cách dễ dàng. ấu trùng mới chết không có mùi, sau có mùi chua như dấm.

Khi có Bacillus alvei cùng gây bệnh, ấu trùng chết ở tuổi lớn hơn, thường là 4 - 5 ngày tuổi, đôi khi chết cả ấu trùng bắt đầu vít nắp và có mùi thịt thối.

* Triệu chứng trên bánh tổ

Trường hợp bị bệnh nhẹ, ở khu vực nhộng vít nắp nhiều, có lỗ chỗ vài lỗ tổ không vít nắp mà có ấu trùng tuổi nhỏ, hoặc trứng là do ong thợ dọn các ấu trùng chết đi, chúa đã đẻ lại vào các lỗ tổ đó Khi đàn ong bị bệnh nặng, ít có hoặc không có nhộng vít nắp, nhấc cầu lên kiểm tra thấy ong xào xạc, chạy tụt xuống vách thùng hoặc phía dưới bánh tổ ong thợ có màu đen bóng do ấu trùng bị chết nên không có ong non kế tiếp.

Bánh tổ bị bệnh (vít nắp lỗ chỗ)

Bệnh lây từ đàn ong này sang đàn ong khác do ong ăn cướp, ong đi làm vào nhầm tổ lấy mật phấn cùng một chỗ với đàn bệnh, do di chuyển ong, bệnh từ vùng này lây lan sang vùng khác . . .

* Biện pháp phòng trừ

Khi phát hiện thấy đàn ong bị bệnh có thể sử dụng một trong hai phương pháp, cho ăn thuốc kháng sinh cùng với xirô đường hoặc phun thuốc kháng sinh

99

lên bánh tổ, phun lên cơ thể con ong của đàn bị bệnh.

+ Phương pháp cho ăn.

Cho ăn thuốc kháng sinh cùng với xirô đường có tỷ lệ 1 đường 1 nước, cho ăn 3 tối liền, mỗi tối l0ml/1 cầu. Ví dụ đàn 3 cầu cho ăn 300ml xirô đường pha thuốc kháng sinh và đàn 5 cầu cho ăn 500ml xirô đường pha thuốc kháng sinh (cho ăn làm nhiều lần trong 1 tối).

Có thể dùng một trong những thuốc kháng sinh sau: - Erytromyxin 0,4 - 0,5g pha trong 1 lít xirô đường. - Kanamyxin 0,4 - 0,5g pha trong 1 lít xirô đường.

- Streptomyxin 0,4 - 0,5g pha trong 1 lít xirô đường

-(Erytromyxin phải hoà tan trong 1-2 ml cồn trước khi hoà vào xirô đường). - Cloramphenicol 0,4 - 0,5g pha trong 1 lít xirô đường.

- Hỗn hợp Streptomyxin 1g + Penixilin 1g pha vào 3 lít xirô đường, cho 30 cầu ăn.

Các loại thuốc kháng sinh trên hoà cùng với nước sôi để nguội, sau đó đổ vào xao đường rồi khoắng cho tan đều, cho ăn 3 tối liền, sau một tuần kiểm tra thấy chưa khỏi thì cho ăn tiếp. Điều quan trọng là để cho ong ăn hết xưa đường pha thuốc thì mới khỏi được bệnh, vì vậy trước khi cho ăn cần loại bớt cầu bị bệnh nặng, cầu thưa quân để ong bám trên các cầu còn lại, đông quân mới ăn hết, hôm sau cần phải kiểm tra sớm, nếu ong ăn không hết phải cất máng xirô đường đi để đề phòng ong ở đàn khoẻ đến ăn cướp và bệnh sẽ lây lan. Cần kết hợp việc cho ăn thuốc kháng sinh với việc thay chúa đẻđàn bệnh bằng mũ chúa tạo từ đàn không bệnh thì hiệu quả điều trị sẽ cao hơn nhiều.

+ Phương pháp phun thuốc lên bánh tổ:

Trường hợp sắp vào vụ mật, hoặc quay mật 1 - 2 vòng một số đàn bị bệnh, nếu cho ong ăn xirô đường - thuốc, dư lượng thuốc kháng sinh sẽ còn trong mật ong, làm cho phẩm chất mật giảm, không có lợi cho người :dùng. Nhiều trường hợp khi có nguồn mật tự nhiên rộ, ong sẽ không ăn xirô đường - thuốc, chúng ta có thể sử dụng biện pháp phun thuốc kháng sinh lên bánh tổ ong và cả cơ thể ong cũng có tác dụng khỏi bệnh.

Cách pha chế. một trong các loại thuốc kháng sinh trên hoà với nước sôi để nguội, hoặc nước đường loãng với tỷ lệ cao gấp đôi so với biện pháp cho ăn. Ví dụ: thuốc Kanamyxin cho ăn 0,5g/lít xirô, khi phun thuốc thì pha lg/ lít. Dùng bình phun có hạt nhỏ đều nếu giọt to có thể làm chết ấu trùng, đàn ong mất ổn định. Khi phun thuốc, nhắc cầu lên phun một cách nhẹ nhàng cho phủ một lớp bụi nước thuốc lên mình ong và bánh tổ là được. Cách một ngày phun một lần, sau khi phun 2 - 3 lần là có thể khỏi bệnh. Tránh phun quá nhiều, mạnh tay ong

100

có thể bỏ tổ bốc bay.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật (Trang 98 - 101)