HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI quan sát: Thời tiết

Một phần của tài liệu Bài giảng Giáo án 4 tuổi Chủ đề Các hiện tương tự nhiên (Trang 29 - 33)

quan sát: Thời tiết

Trò chơi: Tung cao hơn nữa + Lộn cầu vồng 1, Yêu cầu

- Trẻ biết quan sát và cảm nhận thời tiết của ngày hôm đấy. - Luyện chơi trò chơi.

2, Chuẩn bị

- Kiểm tra sức khỏe, trang phục của trẻ. - Giới thiệu đối tượng để quan sát. - Nhắc nhở trẻ khi ra ngoài quan sát. 3, Cách tiến hành

a, Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ ngồi bên cô trò chuyện: cô và các con vừa tìm hiểu về cái gì?

- Hôm nay cô thấy ngoài sân trường rất náo nhiệt cô sẽ cho các con ra ngoài sân để quan sát thời tiết.

- Trước khi đi cô hỏi lớp mình có bạn nào bị đau ở đâu không?

- Khi ra ngoài sân các con phải như thế nào?(nhắc nhở trẻ khi ra ngoài quan sát) b, Quan sát ,đàm thoại

cô cho trẻ quan sát và gợi hỏi: các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? trời nắng hay mưa, lạnh hay ấm?các con mặc quần áo gì? vì sao phải mặc như vậy?

- Khi thời tiết ấm thì mọi người thường mặc như thế nào mặc như thế nào? các con mặc quần áo như thế nào? vì sao phải mặc như vậy?

* Giáo dục trẻ: biết cách ăn, mặc phù hợp theo thời tiết. c, Trò chơi:

- Trò chơi vận động: Tung cao hơn nữa luật chơi và cách chơi trang 36, 37 tuyển tập thơ truyện bài hát câu đố theo chủ đề.

- Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng. luật chơi và cách chơi trang 32 tuyển tập truyện thơ bài hát câu đố theo chủ đề ( trẻ chơi 2-3 lần)

- Chơi ý thích: trẻ chơi theo ý thích, cô bao quát trẻ.

d, Nhận xét: gần hết giờ chơi cô gọi trẻ lại và hỏi: hôm nay cô cho các con quan sát cái gì? chơi trò chơi gì? con thích được làm gì nhất?

Cô nhận xét giờ học. cho trẻ rửa tay. D- HOẠT ĐỘNG GÓC

- Góc xây dựng: xây bể bơi, ao cá. - Góc phân vai: Chơi gia đình. - Góc tạo hình: Vẽ mặt trăng.

- Góc thiên nhiên: chăm sóc cây xanh. (thực hiện theo bài soạn tuần)

E- VỆ SINH- ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA. 1,Vệ sinh:

- Cô cho trẻ rửa tay.

- Trẻ rửa tay xong lau khô tay và ngồi vào bàn ăn. 2,Ăn trưa:

- Cô ổn định tổ chức lớp.

- Trẻ ăn, cô động viên quan sát trẻ ăn. - Giáo dục trẻ biết mời cô, mời các bạn. - Trẻ ăn xong vệ sinh răng miệng. 3, Ngủ trưa.

G- HOẠT ĐỘNG CHIỀU.Ôn bài cũ: Vẽ mặt trăng Ôn bài cũ: Vẽ mặt trăng

* Yêu cầu: Trẻ Vẽ thành hình mặt trăng tròn, vẽ thêm ngôi sao và những đám mây. * Chuẩn bị: Giấy vẽ, bút màu cho trẻ.

* Cách tiến hành:

- Trò chuyện với trẻ về giờ học lúc sáng.

- Cô thấy có một số bạn vẽ rất đẹp tuy nhiên một số bạn vẽ mặt trăng chưa tròn lắm, bây giờ các con hãy cùng nhau vẽ lại bức tranh vè trăng cho đẹp hơn nhé!

- Trẻ vẽ, cô quan sát, gợi ý trẻ vẽ. - Trẻ vẽ xong mang bài lên treo.

- Cô nhận xét bài vẽ của từng trẻ, khen ngợi trẻ. * Nhận xét đánh giá cuối ngày

1/ Tình hình sức khỏe trẻ:

2/ Tình cảm thái độ, hành vi ứng xử của trẻ: 3/ Kiến thức kĩ năng:

Thứ 3 ngày 27 tháng 4 năm 2010

A – ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG – ĐIỂM DANH1.Trò chuyện: - Nhắc nhở trẻ chào ông bà, bố mẹ. 1.Trò chuyện: - Nhắc nhở trẻ chào ông bà, bố mẹ. - Cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.

2. Thể dục sáng: ( Thực hiện theo bài soạn tuần) 3. Điểm danh.

B – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Môi trường xung quanh: Trò chuyện về các mùa trong năm I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức: Trẻ biết được các mùa trong năm và một số đặc trưng rõ nét của các mùa đó.

2. Kĩ năng: Luyện nói, phát triển ngôn ngữ.

3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết cách ăn mặc phù hợp theo thời tiết. phòng bệnh theo mùa. II. Chuẩn bị

1.Chuẩn bị cho cô:Tranh ảnh về mùa trong năm : Mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông. 2. Chuẩn bị cho trẻ: Trẻ thuộc bài hát “ Mùa hè đến”

III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động cuả trẻ

1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú.

- Trò chuyện với trẻ về chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên.

Cho trẻ quan sát cảnh vật ở xung quanh liên quan đến thời tiết.

- Bầu trời hôm nay như thế nào? - Nắng hay mưa? Lạnh hay nóng? - Bây giờ là mùa gì?

- Thời tiết mùa xuân như thế nào? - Mọi người mặc quần áo gì?

- Về mùa xuân cây cối thường như thế nào? 2. Vào bài

a. Trò chuyện, tìm hiểu. * Cô đố:

Mùa gì nóng bức trời nắng chang chang đi học đi làm

Phải đội mũ nón?

Thời tiết mùa hè thường như thế nào? - Mùa hè cây cối thường như thế nào? - Mọi người thường ăn mặc gì?

- Sau mùa hè là mùa gì? Cho trẻ xem tranh

Bức tranh có gì?

Cây thường rụng lá vào mùa nào? Mùa thu có gì nữa?

Thời tiết mùa thu thường như thế nào? * Trời tối …trời sáng..

Cô có bức tranh gì đây? - Bức tranh vẽ gì?

Trẻ trả lời Trẻ trả lời Ám áp

mặc quần áo bình thường đâm chồi nảy lộc

Mùa hè nóng nực Phát triển tốt quần áo mỏng Mùa thu Trẻ trả lời Mùa thu Khô, mát mẻ Trẻ nhắm mắt, mở mắt Trẻ trả lời

- Các bạn ở trong bức tranh mặc quần áo gì? - Vì sao phải mặc như vậy?

- Mùa đông thời tiết rất lạnh, đặc biệt là ở miền bắc những đợt gió mùa đông bắc tràn về càng làm tăng thêm giá rét cho mùa đông. chính vì vậy khi đi ra ngoài các con phải mặc như thế nào?

- Mùa đông cây cối thường như thế nào? - Các con vật về mùa đông thường như thế nào?

b. So sánh

- So sánh mùa đông và mùa thu. - So sánh mùa hè và mùa xuân.

c. Khái quát: Một năm có 4 mùa, mỗi mùa đều có những đặc trưng riêng và 4 mùa đều đẹp. tuy nhiên mỗi mùa lại mang đến cho chúng ta những cảm giác khác nhau về thời tiết chính vì vậy chúng ta phải chú ý ăn mặc cho phù hợp theo thời tiết và theo mùa.

3. Trò chơi củng cố * Trò chơi : 4 mùa

cách chơi: cô nói tên mùa, trẻ biểu hiện bằng động tác cơ thể đặc trưng của mùa đó.

Luật chơi: Trẻ nào làm sai sẽ phải nhảy lò cò. * Trò chơi 2: Chọn trang phục theo mùa. Cô nói cách chơi: cô có 2 bức tranh về trang phục mùa đông ( hè) chia trẻ làm 2 đội trong khoảng thời gian nhất định 2 đội sẽ tìm và

chọn những trang phục dành cho mùa mà cô quy định.

4. kết thúc: Cho trẻ đọc bài thơ “ mùa hạ tuyệt vời”

- Cô nhận xét giờ học.

- chuyển sang hoạt động tiếp.

Mặc quần áo ấm Mặc quần áo ấm xơ xác, trụi lá. Tìm nơi ấm áp để ở. Trẻ so sánh trẻ so sánh Trẻ chơi trò chơi Trẻ chơi trò chơi Trẻ đọc thơ

Một phần của tài liệu Bài giảng Giáo án 4 tuổi Chủ đề Các hiện tương tự nhiên (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w