Các yếu tố ngoại cảnh

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá năng suất sinh sản lợn nái thương phẩm và lợn thịt nuôi gia công của công ty TNHH lợn giống dabaco (Trang 25 - 28)

+ Dinh dưỡng:

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong số các yếu tố ngoại cảnh chi phối sinh trưởng và khả năng cho thịt của gia súc. Mối quan hệ giữa năng lượng và

protein là yếu tố quan trọng giúp cho việc ựiều khiển tốc ựộ tăng trọng, tỉ lệ nạc mỡ và tiêu tốn thức ăn của lợn thịt. Các thắ nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ năng lượng/protein trong khẩu phần lợn thịt của Nguyễn Nghi, Lê Thanh Hải (1995)[29] ựã xác ựịnh mức và tỷ lệ cho từng giai ựoạn phát triển của lợn ựể ựạt ựược tốc ựộ tăng trọng g/ngày cao nhất và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng thấp nhất - ựạt ựược tỷ lệ nạc trên thân thịt xẻ cao nhất.

Theo Wood và CS (2004)[107], nuôi lợn thịt bằng khẩu phần protein thấp, lợn sẽ sinh trưởng chậm, khối lượng giết thịt thấp. Mức năng lượng và protein thấp trong khẩu phần làm tăng khả năng tắch luỹ mỡ, tăng tỷ lệ mỡ trong cơ (Chang và CS, 2003)[51].

Tốc ựộ tăng trọng, chất lượng thịt cũng thay ựổi tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa các vitamin với nhau và giữa vitamin với protein và khoáng. Bên cạnh ựó hàng loạt nghiên cứu ựã xác nhận tác dụng của việc bổ sung các axit amin giới hạn vào khẩu phần lợn thịt: tăng trọng tăng, tiết kiệm ựược thức ăn và protein. Chất khoáng cũng ựặc biệt quan trọng với lợn thịt. Jondreville và CS (2003)[74] cho biết bổ sung Cu, Zn một cách hợp lý vào khẩu phần có tác dụng làm tăng khả năng sinh trưởng và giảm ô nhiễm môi trường. Hiệu quả sử dụng protein bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Lợn hướng nạc có hiệu quả sử dụng protein cao hơn so với lợn hướng mỡ, lợn còn non cao hơn lợn trưởng thành, lợn ựực cao hơn lợn cái và lợn ựực thiến. Khẩu phần có ựủ axit amin tốt hơn khẩu phần không ựủ.

+ Thời gian nuôi:

Dựa vào quy luật sinh trưởng tắch lũy chất dinh dưỡng trong cơ thể lợn, người ta ựề ra 3 phương thức nuôi: nuôi lấy nạc ựòi hỏi tăng trọng nhanh, thường kết thúc khi lợn có khối lượng 80-90 kg, nuôi theo hướng kiêm dụng nạc - mỡ, thời gian nuôi dài hơn, còn phương thức nuôi lấy mỡ cần thời gian nuôi dài, khối lượng giết thịt lớn hơn 2 phương thức kia.

đinh Văn Chỉnh và CS (1995)[4] nghiên cứu trên lợn kiểm tra cá thể cho biết: ựộ lớn của hệ số tương quan giữa ựộ dày mỡ lưng so với tỷ lệ mỡ giảm dần

theo tuổi, sự tắch luỹ mỡ tăng dần theo sự tăng về khối lượng. Cứ tăng 10kg khối lượng thì ựộ dày mỡ lưng tăng khoảng 1mm ở tất cả các ựiểm.

Thành phần hoá học của cơ thể thay ựổi phụ thuộc vào tuổi của gia súc, khối lượng, tắnh biệt, chế ựộ chăm sóc nuôi dưỡng. Khi sơ sinh, nước chiếm 77%, protein 18%, lipit 2% và khoáng tổng số là 3%. Ở giai ựoạn trưởng thành nước chiếm 64-65%, protein 16%, lipit 16% và khoáng tổng số 3%. Khối lượng cơ thể càng tăng, tỷ lệ mỡ càng cao. Thời gian nuôi càng dài, tỷ lệ mỡ trong thân thịt càng tăng và tỷ lệ nạc càng giảm.

+ Các yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng:

Nhiệt ựộ chuồng nuôi thấp hoặc cao hơn nhiệt ựộ giới hạn thắch ứng cho phép ựều là các yếu tố bất lợi ựối với sinh trưởng của lợn thịt.

Theo Trần Cừ (1985)[6] khi lợn càng lớn nhiệt ựộ môi trường tối ưu càng giảm. Ở lợn mới ựẻ, nhiệt ựộ chuồng nuôi chuồng nuôi tối ưu là 30-320C, lợn khoảng 30 kg thì nhiệt ựộ tối ưu 260C, lợn 50 kg thì nhiệt ựộ tối ưu 190C, lợn lớn hơn 50 kg ựến xuất chuồng nhiệt ựộ tối ưu là 13-150C.

Các yếu tố stress ảnh hưởng không tốt ựến trao ựổi chất và sức sản xuất của lợn bao gồm: sự thay ựổi nhiệt ựộ chuồng nuôi, tiểu khắ hậu không thắch hợp, cho ăn không theo khẩu phần, chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, cân gia súc, vận chuyển, bắt lợn ựể lấy máu, thiến hoạn, phân ựàn, chuyển chuồng tiêm chủng và ựiều trị, thay ựổi kắch thước và hình dáng chuồng nuôi, thay ựổi khẩu phần, ựột ngột bỏ ựói, cho uống nước thiếu (Marraz, 1971, trắch từ Trần Quang Hân, 1996[16]).

Số lượng lợn nuôi thịt trong một ô chuồng có ảnh hưởng ựến khả năng tăng trọng, thu nhận thức ăn, tiêu tốn thức ăn nhưng không ảnh hưởng ựến tỷ lệ nạc (Turner, 2003)[102].

+ Mùa vụ:

Huang và CS (2004)[71] cho biết mùa vụ có ảnh hưởng rõ rệt tới ựộ dày mỡ lưng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Lợn nuôi trong mùa hè và mùa ựông có ựộ dày mỡ lưng thấp hơn mùa thu và mùa xuân (Choi và CS, 1997)[52]. Stress nhiệt có liên quan mức sinh trưởng chậm vì khả năng thu nhận thức ăn thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá năng suất sinh sản lợn nái thương phẩm và lợn thịt nuôi gia công của công ty TNHH lợn giống dabaco (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)