BÀI VIẾT “TƯ TƯỞNG VÀ LÝ LUẬN HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VIỆT NAM”
PGS, TS Nguyễn Thanh Tâm Viện Lịch sử Đảng
Quán triệt quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về CNXH và quy luật phổ biến về xây dựng xã hội XHCN, tư tưởng, lý luận Hồ Chí Minh về CNXH Việt Nam có những điểm sáng tạo phù hợp với truyền thống dân tộc, đặc điểm xã hội và điều kiện đất nước Việt Nam. Đó là giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp công nhân, cách mạng dân tộc dân chủ gắn với cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, đi lên xã hội cộng sản là một tất yếu lịch sử, tư tưởng. Đó là không có gì quý hơn độc lập tự do, là độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, là hoà bình, dân chủ và là cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dâ, là xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh để không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Xây dựng CNXH Việt Nam là một cuộc cải biến toàn diện, to lớn, sâu sắc về thể chế chính trị từ cộng hoà dân chủ lên CNXH; nền kinh tế – xã hội với quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất tiên tiến, văn hoá và con người XHCN. Xây dựng CNXH Việt Nam phải dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, dựa vào nhân dân, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển khoa học, kỹ thuật và có Đảng Cộng sản luôn tự chỉnh đốn, đổi mới lãnh đạo.
Theo tư tưởng, lý luận Hồ Chí Minh, Đảng ta nhận thức ngày một rõ hơn CNXH Việt Nam, thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng. Bổ sung Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH là một nhiệm vụ trọng tâm của Đảng trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI tới.