0
Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Hội khoa học lịch sử Nghệ A n

Một phần của tài liệu GIÁN ÁN D:TÓM TẮT NỘI DUNG THAM LUẬN VỀ HỌI THẢO QUỐC TẾ...DOC (Trang 47 -49 )

Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là một cuộc cách mạng long trời lở đất, diễn ra sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập được 3 tháng. Đây là một sự kiện lớn trong bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam.

Sự cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh ở 3 khía cạnh: sự chỉ đạo, uốn nắn phong trào; công tác đào tạo cán bộ và bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ đời sau.

Khi phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh nổ ra, Nguyễn Ái Quốc đang ở Hương Cảng. Tuy thế, Người vẫn theo dõi sát sao phong trào, cùng với Trung ương chỉ đạo cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân ta. Người yêu cầu Trung ương Đảng phát động phong trào toàn quốc chia lửa với Nghệ Tĩnh; yêu cầu Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Pháp làm những việc có thể để giúp đỡ các nạn nhân của cuộc đàn áp đẫm máu. Nguyễn Ái Quốc còn gửi thư góp ý với Trung ương uốn nắn những sai lầm trong công tác chỉ đạo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giúp đỡ chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, phong trào không bị dập tắt một lúc mà chuyển về nông thôn, lên vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc còn chú ý đào tạo hạt giống đỏ, cán bộ cách mạng cho quê hương xứ Nghệ, cử nhiều chiến sỹ đào tạo ở Quảng Châu, Trung Quốc, từ đây về chỉ đạo Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Sau cách mạng tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chăm lo nhiều đến các chiến sỹ Xô Viết Nghệ Tĩnh. Người coi đây là những hạt giống đỏ để bồi dưỡng lý tưởng đạo đức cho thế hệ đời sau.

Từ cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh cho đến hôm nay đã 80 mùa xuân. Từng ấy thời gian đủ để cho chúng ta chiêm nghiệm những đóng góp to lớn của Người đối với quê hương xứ Nghệ. Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Bác, 80 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh, bảo tàng được nâng cấp, bổ sung tài liệu, hiện vật về Người góp phần giáo dục thế hệ trẻ trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

1. 64. Tóm tắt tham luận

VẤN ĐỀ VĂN HÓA TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Tạ Ngọc Tấn

Năm 1943, Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm về văn hóa: “Văn hoá là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn1 . Có thể nói, đây là một cách tiếp cận văn hóa từ ý nghĩa khái quát, đặc trưng nhất của nó, một định nghĩa cô đọng và chính xác về văn hóa.

Từ nhận thức khái quát về văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra một cách cụ thể về nội dung, yêu cầu xây dựng nền văn hóa của đất nước. Người viết tiếp: “Năm điểm lớn xây dựng nền văn hoá dân tộc” là:

“1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.

2. Xây dựng luận lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng

3. Xâydựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội 4. Xây dựng chính trị: dân quyền

5. Xây dựng kinh tế”.([8]).

Việc chỉ ra những điểm lớn trên chứng tỏ rằng, khi phân định nội hàm khái niệm văn hóa, Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ rằng, xây dựng nền văn hoá dân tộc phải đặt trong mối quan hệ qua lại với các mặt khác của đời sống dân tộc như: “tâm lý”, “luân lý”, “xã hội”, “chính trị”, “kinh tế”. Xây dựng văn hóa phải gắn liền với từng bình diện ấy, làm cho văn hóa trở thành phẩm chất tốt đẹp, đặc trưng riêng có và ý nghĩa tích cực của những lĩnh vực đời sống đó.

Việc phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa theo năm mặt trên cho thấy, nội dung, yêu cầu về văn hóa gắn bó hữu cơ và thể hiện sinh động trên tất cả các bình diện của đời sống xã hội. Trong mỗi bình diện xã hội cụ thể ấy, văn hóa, một mặt là điều kiện để bảo đảm thực hiện các mục tiêu xây dựng, phát triển xã hội. Mặt khác, văn hóa cũng chính là mục tiêu của của sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa và hơn nữa, còn là mục tiêu của toàn bộ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa nếu xem xét từ bình diện phát triển con người, mang lại sự hoàn thiện cho con người.

Từ nhũng luận điểm trên, có thể thấy rằng, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa vừa là điều kiện, vừa là mục đích của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Sự chuyển hóa biện chứng giữa văn hóa và sự tiến bộ của các bình diện cụ thể của đời sống kinh tế – xã

hội là một vấn đề có tính quy luật, có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

1. 65. Tóm tắt tham luận

Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ THỜI ĐẠI CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

PGS.TS. Thành Duy

Tư tưởng Hồ Chí Minh vốn mang giá trị thời đại. Bài viết đã nêu rõ ý nghĩa và giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ trước đây mà cả hiện nay, đặc biệt là hiện nay, khi nhân loại đã có những bước phát triển đột phá, tạo nên cục diện thế giới mới, đang ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến quá trình phát triển của tất cả các nước trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Bài viết đã nêu bật bốn giá trị mới về thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh. Một là, tiếp thu đồng thời phát triển học thuyết Mác – Lênin. Hai là, Hồ Chí Minh đã thấy trước rất lâu con đường phát triển của nhân loại phải gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Ba là, trong khi có nhiều quan niệm khác nhau về chủ nghĩa xã hội thì mô hình chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh đang được nhân loại quan tâm. Đó là chủ nghĩa xã hội vì con người, cho con người và do con người, hay còn gọi là chủ nghĩa xã hội nhân văn. Bốn là, trong lĩnh vực phát triển con người và văn hoá, chủ thể của thời đại văn minh xã hội chủ nghĩa …

1. 66. Tóm tắt tham luận

TÌM HIỂU LÝ TƯỞNG, HOÀI BÃO CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

HỒ CHÍ MINH

QUA NHỮNG SỰ KIỆN TRONG HAI LẦN NGƯỜI VỀ THĂM QUÊ

VỀ THĂM QUÊ

Tô Hồng Hải – Ủy viên ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy Nghệ An

Một phần của tài liệu GIÁN ÁN D:TÓM TẮT NỘI DUNG THAM LUẬN VỀ HỌI THẢO QUỐC TẾ...DOC (Trang 47 -49 )

×