70 Tóm tắt tham luận

Một phần của tài liệu Gián án D:tóm tắt nội dung tham luận về họi thảo quốc tế...doc (Trang 52 - 53)

III. HOÀI BÃO CỦA BÁC ĐỐI VỚI QUÊ HƯƠNG:

1.70 Tóm tắt tham luận

ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG VỀ LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM 30, THẾ KỶ XX Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM 30, THẾ KỶ XX

ThS Trần Thị Huyền*

Muốn tiến hành cách mạng phải có lực lượng cách mạng. Bất kỳ cuộc cách mạng nào, việc xác định lực lượng là một nhân tố quan trọng quyết định thắng – thua, thành – bại của cuộc cách mạng đó. Vấn đề tổ chức lực lượng là vấn đề có tầm chiến lược của cách mạng Việt Nam, một bộ phận quan trọng trong đường lối cách mạng của Hồ Chí Minh và Đảng ta. Do các nguyên nhân khác nhau việc xác định lực lượng cách mạng giữa Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương vào những năm 30 thế kỷ XX có những điểm tương đồng và khác biệt.

- Điểm thống nhất lớn giữa Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương về lực lượng cách mạng đó chính là về lực lượng chủ lực, là gốc của cách mạng.

- Điểm khác biệt lớn giữa Hồ Chí Minh với Đảng Cộng sản Đông Dương về lực lượng cách mạng là việc đánh giá lực lượng trung gian trong cách mạng giải phóng dân tộc. - Nguyên nhân của sự khác nhau: Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương đều xuất phát từ phương pháp phân tích giai cấp của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Đông Dương theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản nhưng Quốc tế Cộng sản lại dựa trên thực tế cách mạng ở những thuộc địa có đặc điểm không giống với Đông Dương và Việt Nam. Trong khi đó, Hồ Chí Minh thấu hiểu sâu sắc nguyện vọng chung của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam là độc lập, tự do, hạnh phúc, trên cơ sở đó phát huy được sức mạnh toàn dân tộc vào sự nghiệp cách mạng chung, tạo ra sức mạnh to lớn của lực lượng cách mạng Việt Nam – yếu tố quan trọng đưa tới thành công của cách mạng. Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề lực lượng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng mở rộng tối đa lực lượng cách mạng, chủ trương đoàn kết xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội, đưa đất nước ngày càng phát triển và vững bước đi lên.

Một phần của tài liệu Gián án D:tóm tắt nội dung tham luận về họi thảo quốc tế...doc (Trang 52 - 53)