4 Tóm tắt tham luận

Một phần của tài liệu Gián án D:tóm tắt nội dung tham luận về họi thảo quốc tế...doc (Trang 32 - 33)

“MỘT DÂN TỘC DỐT LÀ MỘT DÂN TỘC YẾU” - CHÂN LÝ CỦA THỜI ĐẠI

GS, TS. Nguyễn Thị Doan*

Cha ông ta đã khẳng định “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu và thấp kém”. Lênin đã chỉ rõ “không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội” và Người yêu cầu mọi người phải luôn luôn “học, học nữa, học mãi”.

Lời kêu gọi bất hủ “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành chân lý của thời đại. Trong thực tiễn của cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn xa trông rộng, quan tâm phát triển giáo dục, đào tạo, từng bước xây dựng đất nước ngày càng phát triển về mọi mặt.

Thực hiện lời dạy của Bác, từ khi đất nước thống nhất (1975), sự nghiệp giáo dục, đào tạo đã góp phần quyết định vào những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của đất nước, làm thay đổi căn bản và toàn diện đất nước, làm cho thế và lực, uy tín quốc tế của nước ta không ngừng tăng lên. Qua đó đã chứng minh và làm sáng tỏ câu nói của Bác “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

Ngày nay, với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ càng có ý nghĩa quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia. Để giành thắng lợi trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thời gian tới cần phải:

- Tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ hơn nữa giáo dục, đào tạo, xây dựng, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao nói chung và đội ngũ trí thức nói riêng theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”.

-Phát triển mạnh khoa học, công nghệ, để hàm lượng chất xám trong quá trình sản xuất tăng lên, đảm bảo tăng năng suất lao động và phát triển bền vững.

- Tiếp tục phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu Gián án D:tóm tắt nội dung tham luận về họi thảo quốc tế...doc (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w