SẢN HỒ CHÍ MIN HỞ THỪA THIÊN HUẾ CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY

Một phần của tài liệu Gián án D:tóm tắt nội dung tham luận về họi thảo quốc tế...doc (Trang 45 - 47)

- CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY

(Bản tóm tắt)

Ths. Phan Công Tuyên

Uỷ viên TV, Trưởng Ban TG TU Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế vinh dự là một trong số ít tỉnh, thành trong cả nước còn lưu giữ được nhiều di sản quý giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thời gian càng lùi xa, những di sản quý báu của Người càng toả sáng, nhân dân Thừa Thiên Huế mãi mãi trân trọng lưu giữ nhằm tiếp tục phát huy, truyền nối niềm tin, sức mạnh cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Di sản Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế phản ánh những chặng đường lịch sử từ thời niên thiếu (1895 – 1901), sang tuổi vị thành niên (1906 – 1909) và khoảng thời gian khi Người trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945 – 1969). Di sản Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế bao gồm di sản vật thể và di sản phi vật thể.

Từ thực tiễn tại Thừa Thiên Huế, chúng tôi rút ra một số vấn đề trong công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản Hồ Chí Minh như sau:

Thứ nhất, cơ sở khoa học của việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản là công tác nghiên cứu khoa học, nhằm tìm đến yếu tố gốc, yếu tố cốt lõi, là sự thật lịch sử. Đó là cơ sở để người đời sau hiểu rõ, hiểu đúng nhân vật lịch sử vĩ đại Hồ Chí Minh.

Thứ hai, cần giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa bảo tồn và tôn tạo; tôn tạo trên cơ sở bảo tồn, phát huy giá trị của bảo tồn, tránh khuynh hướng hiện đại hóa di sản, muốn làm cho di sản xứng tầm với lãnh tụ bằng cách tôn tạo vượt ra ngoài phạm vi giá trị bảo tồn.

Thứ ba, việc phát huy di sản Hồ Chí Minh thực chất là truyền nối giá trị của niềm tin

và sức mạnh giữa các thế hệ; hướng mọi người đến với một tấm gương vừa vĩ đại, vừa

gần gũi. Khi di sản Hồ Chí Minh thuộc về trái tim của mỗi người dân thì việc phát huy di sản không chỉ là nỗ lực của các cơ quan quản lý di sản.

Thứ tư, để lưu giữ và truyền nối di sản Hồ Chí Minh, cần có những địa chỉ mà khi đến

đó, từ trong sâu thẳm của trái tim, mọi người đều cảm nhận được sự gần gũi, cảm động, thiêng liêng và trân trọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã hơn 40 năm. Những gì Người để lại cho dân tộc Việt Nam đã trở thành di sản. Thừa Thiên Huế vinh dự mang trong mình một bộ phận di sản quý giá ấy. Di sản Hồ Chí Minh mãi mãi là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế.

1. 62. Tóm tắt tham luận

TrÝ thøc lµ vèn qóy b¸u cña d©n téc

PGS, TS Phan Thanh Kh«i

Häc viÖn ChÝnh trÞ – Hµnh chÝnh quèc gia Hå ChÝ Minh

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề tri thức được đề cập đến với nhiều quan điểm đặc sắc. Từ những quan điểm này làm cơ sở, giúp chúng ta nhận thức đầy đủ hơn đường lối của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước hiện nay.

1. Trí thức “ một bộ phận trong lực lượng cách mạng”. Hồ Chí Minh đánh giá cao vị trí, vai trò của trí thức. Người khẳng định: Trí thức là một bộ phận trong lực lượng cách mạng, trí thức có nhiệm vụ thi đua phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. 2. “ Công, nông, trí cần phải đoàn kết thành một khối”. Hồ Chí Minh cho rằng, công,

nông và trí thức là những bộ phận cơ bản quyết định đến thành bại của cách mạng. “Vì lẽ đó, trong sự nghiệp cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lao động trí óc có một vai trò quan trọng và vẻ vang; và công, nông, trí cần đoàn kết chặt chẽ thành một khối”.

3. “ Trí thức ta có khuyết điểm nhiều chứ không phải ít”. Khi nhấn mạnh đến vị trí, vai trò của tri thức, Hồ Chí Minh cũng thẳng thắn chỉ ra cả những ưu điểm và khuyết điểm, cả những mặt tích cực và hạn chế của trí thức Việt Nam. Từ đó, Người nêu rõ: “Đảng và Chính phủ phải rất chú ý đến việc giúp đỡ anh em trí thức cũ tiến bộ, cải tạo tư tưởng, đồng thời đào tạo ra trí thức mới từ công nhân, nông dân ra”.

4. “Trí thức không bao giờ thừa, chỉ có thiếu trí thức thôi”. Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến nhiệm vụ đào tạo trí thức. Và cơ bản hơn, con đường đào tạo và xây dựng trí thức nước ta, theo Người là: “Đào tạo trí thức mới/ cải tạo trí thức cũ/ công nông trí thức hóa/ trí thức công nông hóa”.

5. Trí thức là “những người lao động làm chủ”, “ đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ”. Đây là tư tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng trí thức, với tính cách là nghệ

thuật dùng người, sử dụng trí thức phải chú ý đến yếu tố dân chủ, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi.

6. “Tìm người tài đức”. Hồ Chí Minh rất trọng dụng nhân tài. Ngay trong những năm đầu chính quyền công – nông non trẻ, Người đã viết hai bài trên báo cứu quốc: “Nhân tài và kiến quốc” (1945) và “Nhân tài và kiến quốc” (1946). Đó là những Chiếu cầu hiền trong thời đại mới.

1. 63. Tóm tắt tham luận

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH QUA PHONG TRÀO XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH VIẾT NGHỆ TĨNH

TS Phan Xuân Thành

Một phần của tài liệu Gián án D:tóm tắt nội dung tham luận về họi thảo quốc tế...doc (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w