Tiếp tục thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội để thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,

Một phần của tài liệu Gián án D:tóm tắt nội dung tham luận về họi thảo quốc tế...doc (Trang 60 - 62)

nghĩa xã hội để thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Các Đại hội IV, V, VI, VII, VIII, IX và X của Đảng đều khẳng định tiếp tục thực hiện tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và “Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Thắng lợi của hơn 24 năm đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thắng lợi của tư tưởng đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh, là thắng lợi của Đảng và nhân dân Việt Nam đã nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vì mục tiêu: dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

1. 81. Tóm tắt tham luận

GÓP PHẦN TÌM HIỂU VỀ PHONG CÁCH NGOẠI GIAOHỒ CHÍ MINH HỒ CHÍ MINH

PGS. TS Vũ Dương Huân

Tổng lãnh sự Việt Nam tại Viễn đông, Liên bang Nga

Bài viết bố cục thành hai phần;

1. Đôi điều về phong cách ngoại giao.

Trước khi đưa ra quan niệm của mình về phong cách ngoại giao, tác giả đã khảo cứu khái niệm phong cách, phong cách ngoại giao của các nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu và tìm ra sự giổng và khác nhau của họ về quan niệm – phạm trù mang tình công cụ nà. Tiểu kết phần này, tác giả không chỉ đưa ra quan niệm, định nghĩa của mình về phong cách ngoại giao mà còn đề cập đến mối quan hệ của nó với tư tưởng, phương pháp và nghệ thuật ngoại giao.

1. Những nét đặc trung phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh

Thứ nhất, kiên quyết các vấn đề về chiến lược, nguyên tắc…song vô cùng mềm dẻo về các vấn đề sách lược.

Hai là, linh hoạt, uyển chuyển song rất quyết đoán, đặc biệt ở những thời điểm bước ngoặt quan trọng của tiến trình cách mạng.

1. 82. Tóm tắt tham luận

VẤN ĐỀ “DÂN LÀM CHỦ” TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

PGS,TS Vũ Quang Vinh

Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

Sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước để tìm kiếm một nền dân chủ thật sự, đúng theo nghĩa “dân làm chủ”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Đảng lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước lúc đi xa, Người căn dặn: “ Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát

Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, từ Hội nghị thành lập Đảng (2-1930) và trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, vấn đề dân chủ luôn là một nội dung cốt lõi của cách mạng Việt Nam. Vấn đề dân chủ được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, trong đó xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân do dân, vì dân mà nòng cốt là khối liên minh công, nông, trí thức là vấn đề xuyên suốt cách mạng Việt Nam. Từ khi lập nước đến nay, quyền con người của người Việt Nam ngày càng được quan tâm , bảo vệ và đã thu dược nhiều thành quả quan trọng. Để thực sự xây dựng một đất nước trong đó “ dân làm chủ” theo tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta cần thực hiện đồng bộ những giải pháp cụ thể

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ gắn liền với sự phát triển và hoàn thiện tư tưởng cách mạng của Người, đã đem lại thành công cho dân tộc ta trong thế kỷ XX và đang tiếp tục soi đường cho sự nghiệp đổi mới để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

1. 83. Tóm tắt tham luận

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có một lịch sử phát triển, bản sắc văn hóa riêng. Nhận thức rõ vai trò, vị trí của vấn đề dân tộc, trong đó có vai trò, vị trí quan trọng (trong qúa trình dựng nước, giữ nước của các dân tộc thiểu số (DTTS)) ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt về vấn đề này.

Suốt mấy mươi năm trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng và chính phủ xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, cho nên đã phát huy lòng yêu nước, động viên sức người, sức của cho kháng chiến và kiến quốc, phát triển kinh tế, văn hóa, từng bước nâng cao đời sống đồng bào. Có thể nói đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt. Người coi trọng công tác dân vận đồng bào, từ việc tuyên truyền giáo dục, giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số để đồng bào có được ý thức đoàn kết và bình đẳng dân tộc, xóa bỏ thành kiến dân tộc, khắc phục tập tục lạc hậu, chăm lo phát triển sản xuát để từng bước đưa đời sống đồng bào các dân tộc thoát khỏi đói, nghèo.

Bài viết tập trung phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về các dân tộc thiểu số với bốn nội dung sau:

1. Vai trò của các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp cách mạng. 2. Các dân tộc đoàn kết, bình đẳng, tương trợ.

3. Quan tâm phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào các DTTS.

Một phần của tài liệu Gián án D:tóm tắt nội dung tham luận về họi thảo quốc tế...doc (Trang 60 - 62)