Tỷ đồng Riêng từ năm 2005 đến nay, việc thu hồi đất, giao đất và cho thuê đất để triển khai, thực hiện và đầu tư xây dựng đã thực hiện hơn 1.000 dự

Một phần của tài liệu Quyền khiếu nại hành chính của công dân về đất đai từ thực tế thành phố đà nẵng (Trang 25 - 29)

thuê đất để triển khai, thực hiện và đầu tư xây dựng đã thực hiện hơn 1.000 dự án, trong đó, số dự án được giao đất trên 840 dự án với tổng diện tắch đất khoảng 13.000 ha; tổng số tiền thu từ đất khoảng 14.700 tỷ đồng.

Đất đai là tư liệu sản xuất, là sản phẩm quý báu và ngày càng có giá trị hơn khi đất nước phát triển và hội nhập. Vấn đề có tắnh quy luật là khi thực hiện chắnh chắnh sách thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ tái định cư đã tác động trực tiếp đến quyền và lợi ắch thiết thân của người có đất bị thu hồi, trong đó đặc biệt là quyền lợi về mặt kinh tế. Mặt khác là những thiếu sót trong pháp luật và quá trình giải quyết các vấn đề về đất đai giữa chắnh quyền và người dân là những nguyên nhân làm phát sinh khiếu nại của công dân.

Để có hiểu biết đầy đủ về tình hình khiếu nại hành chắnh về đất đai ở Đà Nẵng, trước hết cần xem xét bức tranh khiếu nại hành chắnh về đất đai trên phạm vi cả nước. Hàng năm, trên phạm vi cả nước, hàng năm, số đơn khiếu nại, tố cáo về đất đai chiếm khoảng 70 % trên tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến cơ quan hành chắnh nhà nước[48, tr. 8]. Trong số 34.043 vụ việc khiếu nại về đất đai mà các cơ quan hành chắnh nhận được từ năm 2003 đến năm 2011, trong đó có 19.942 vụ việc khiếu nại quyết định hành chắnh trong quản lý đất đai (chiếm 59%), 6.694 vụ việc khiếu nại quyết định hành chắnh trong giải quyết tranh chấp đất đai (chiếm 20%), 5.887 vụ việc đòi lại đất cũ (chiếm 17%) [50, tr. 8]. Riêng năm 2012, cả nước phát sinh 86.814 vụ việc khiếu nại, so với cùng kỳ năm 2011 giảm 16,63 % vụ việc; có 36/63 địa phương giảm, 27/63 địa phương tăng, trong đó có 12 địa phương tăng trên 25% trong đó có thành phố Đà Nẵng [02, tr. 01].

Như vậy, trên phạm vi cả nước, khiếu nại hành chắnh về đất đai của công dân, tuy có biểu hiện giảm về số lượng, nhưng số lượt đoàn đông người tăng dần qua các năm: năm 2010 có 3214 đoàn, năm 2011 có 4159 đoàn, năm

2012 có 4772 đoàn tăng 22,6% so với năm 20111. Nội dung khiếu nại chủ yếu liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Tắnh chất và mức độ khiếu nại gây gắt hơn, thời điểm diễn ra từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm. Có những trường hợp người đi khiếu nại liên kết đông người có những hành vi quá khắch, gây rối, làm mất an ninh, trật tự.

Đối với thành phố Đà Nẵng, trong bối cảnh chung trên của cả nước, những năm qua, để phát triển kinh tế - xã hội, việc đẩy mạnh công tác phát triển và chỉnh trang đô thị, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư đã thực hiện với hơn 90.000 hộ dân ở hầu hết các khu vực trên địa bàn thành phố. Điều đó đã làm nóng lên thị trường bất động sản, đồng thời làm cho số lượng đơn thư khiếu nại, tranh chấp về đất đai tăng lên đáng kể. Theo đánh giá của Chắnh phủ, Đà Nẵng là một trong 12 địa phương có số lượng đơn thư khiếu nại tăng trên 25% trong năm 2012. Trong 4 năm từ năm 2008- 2011, các cơ quan hành chắnh của thành phố đã tiếp 30.757 lượt công dân, riêng năm 2012, tiếp 9.607 lượt, tăng hơn 25% so với bình quân của 4 năm trước. Tổng số vụ việc trong 4 năm là 1452 khiếu nại, riêng năm 2012 có 487 khiếu nại tăng 34 % so bình quân 4 năm trước2.Trong số đơn thư khiếu nại nêu trên, phần lớn các đơn khiếu nại phát sinh đều liên quan lĩnh vực đất đai, chiếm khoảng 90% (theo báo cáo của Thanh tra thành phố). Trong quản lý đất đai,

nội dung khiếu nại hành chắnh chủ yếu tập trung vào việc: khiếu nại các quyết định hành chắnh về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (chiếm khoảng 70%); Khiếu nại các quyết định hành chắnh về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đắch sử dụng đất (chiếm khoảng 20%); Khiếu nại các quyết định hành chắnh về cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (chiếm khoảng 10%). Tronggiải quyết tranh chấp đất đai, nội dung khiếu nại chủ yếu

1 Báo cáo số 263/BC-UBTVQH ngày 5/11/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Báo cáo số 1457/BC-UBPL13 ngày 23/10/2012 của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. 1457/BC-UBPL13 ngày 23/10/2012 của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

2 Báo cáo số 51/BC-UBND ngày 13/3/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong 4 năm từ năm 2008- 2011và Báo cáo số 171/BC-UBND ngày 31/7/2012 về khiếu nại, tố cáo, trong 4 năm từ năm 2008- 2011và Báo cáo số 171/BC-UBND ngày 31/7/2012 về

tập trung vào việc cho rằng việc giải quyết tranh chấp đất đai bằng các quyết định hành chắnh chưa công bằng, chưa thỏa đáng, tập trung vào việc đòi lại đất cũ đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa; tranh chấp quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất; tranh chấp ranh giới, tranh chấp đất của tôn giáo, cơ sở thờ tự, tranh chấp nhà đất do cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ. Khiếu nại trong xử phạt hành chắnh trong lĩnh vực đất đai, chủ yếu tập trung vào các quyết định xử phạt quá nặng, xử phạt sai chủ thể vi phạm, việc thi hành quyết định chưa đúng quy định.

Từ năm 2003 đến 2011, trên địa bàn thành phố có 35 trường hợp khiếu nại đông người [38, tr. 42]. Có 10 vụ việc khiếu nại mà Thủ tướng đã có ý kiến giải quyết và chỉ đạo chấm dứt việc giải quyết nhưng vẫn còn khiếu nại, đó là khiếu nại của: Bà Nguyễn Thị Mỹ Hiền, Bà Vũ Thị Thu Hoài, Ông Thái Văn On (Dự án nâng cấp, mở rộng Sân vận động Chi Lăng; Bà Trần Thị Mỹ Hương, Ông Trần Thanh Xuân, Bà Trần Thị Nhị Hà, ông Trần Văn Minh ( Dự án xây dựng đường Liên Chiểu, Thuận Phước; Ông Nguyễn Thức(Dự án tái định cư An Cư 2 mở rộng); Bà Hồ Thị Mai (Dự án nâng cấp quốc lộ 1A); Ông Hồ Ngọc Phước đòi lại nhà do xắ nghiệp đường sắt quản lý. Bên cạnh đó, có 15 trường hợp, UBND thành phố đã có quyết định giải quyết nhưng công dân vẫn còn tiếp khiếu: Ông Nguyễn Trường Chiến, bà Đặng Thị Dinh (An Hải Bắc, quận Sơn Trà); Bà Đinh Thị Thanh (43 Hồ Xuân Hương, quận Ngũ Hành Sơn). So với cả nước, khiếu nại đông người của Đà Nẵng chiếm tỷ lệ đáng kể. Tại những thời điểm nhạy cảm, nhiều đoàn khiếu nại tập trung đến trụ sở cơ quan trung ương để khiếu nại.

Nhìn chung, khiếu nại hành chắnh trong lĩnh vực đất đai ở thành phố Đà Nẵng trong những năm qua nổi lên một số vấn đề như: đơn thư khiếu nại về

đất đai chiếm khoảng 90% cao hơn bình quân chung của cả nước. Số lượng đơn thư khiếu nại, số lượt đoàn đông người vẫn còn tăng và tắnh chất mức độ có thời điểm gây gắt hơn, nhất là những thời điểm nhạy cảm như thời điểm Bầu cử đại biểu Quốc hội hoặc các kỳ họp Quốc hội (khoảng tháng 5, tháng 10 hàng năm). Trong đó, có không ắt vụ việc phát sinh từ nhiều năm, giải quyết nhiều lần nhưng công dân vẫn tiếp khiếu. Đáng lưu ý là có một số phần tử lợi dụng tôn giáo, xúi giục, kắch động lôi kéo những người đi khiếu kiện liên kết đông người có những hành vi quá khắch, gây rối, tụ tập, làm mất an ninh, trật tự trước trụ sở cơ quan nhà nước, đưa lên mạng với nội dung vu khống, sai bản chất, nhằm bôi xấu chắnh quyền làm cho một số dự án bị đình trệ, kéo dài, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đáng quan tâm là một số người khiếu nại thể hiện thái độ coi thường kỷ cương, bất chấp pháp luật, có hành vi đối đầu với chắnh quyền, thậm chắ dùng vũ khắ nóng để chóng người thi hành công vụ như vụ khiếu nại về chủ trương thu hồi đất của bộ phận giáo dân của Giáo xứ Cồn Dầu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà NẵngẦ

Từ bức tranh chung về tình hình khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở Đà Nẵng có thể nhận thấy, việc thực hiện quyền khiếu nại hành chắnh của công dân về đất đai tại thành phố Đà Nẵng nổi lên một số điểm như sau:

Phần lớn công dân đã ý thức và chủ động hơn trong việc thực hiện quyền khiếu nại của mình thể hiện qua việc công dân khiếu nại hành chắnh về đất đai gia tăng hàng năm.

Mặt khác, cũng dễ nhận thấy, một bộ phận nhân dânnhận thức về chắnh sách, pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo còn hạn chế, trong khi việc tuyên truyền, phổ biến của các cơ quan có trách nhiệm chưa tốt. Còn có trường hợp công dân khiếu nại theo kiểu Ộcầu mayỢ hoặc cho rằng khiếu nại đơn lẻ sẽ khó đạt được kết quả nên lôi kéo, tập hợp nhóm người để khiếu

nại đông người nhằm gây áp lực với địa phương, kắch động, lôi kéo gây mất ổn định tình hình. Chúng ta sẽ có những đánh giá toàn diện hơn về vấn đề thực hiện quyền khiếu nại hành chắnh của công dân về đất đai trong thực tiễn giải quyết khiếu nại của chắnh quyền Đà Nẵng (phần 2.2.2).

Một phần của tài liệu Quyền khiếu nại hành chính của công dân về đất đai từ thực tế thành phố đà nẵng (Trang 25 - 29)