Pháp luật và thực tiễn giải quyết khiếu nại hành chắnh về đất đai của công dân tại Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Quyền khiếu nại hành chính của công dân về đất đai từ thực tế thành phố đà nẵng (Trang 29 - 34)

đai của công dân tại Đà Nẵng

2.2.1. Pháp luật hiện hành về quyền khiếu nại hành chắnh về đất đai của công dân.

Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân đã được ghi trong Hiến pháp: ỘCông dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nàoỢ.

Để nâng cao trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng, nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng đã xác định công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong cải cách hành chắnh nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chắnh trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, đã nêu: ỘHoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, bảo đảm mọi quyết định, hành vi hành chắnh trái pháp luật đều được phát hiện và có thể bị khởi kiện trước Toà án; đổi mới thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và thủ tục giải quyết các vụ án hành chắnh theo hướng công khai, đơn giản, thuận lợi cho dân, đồng thời đảm bảo tắnh thông suốt, hiệu quả của quản lý hành chắnhỢ; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng cũng chỉ rõ: ỘKhắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, gây khó khăn, chậm trễ trong công việc và giải quyết khiếu kiện của dânỢ.;Thông báo Kết luận số 130-TB/TW ngày 10/1/2008 của Bộ Chắnh trị về tình hình,

kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 và giải pháp thu hồi giá đất đã xác định: Đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ nhất là pháp luật về đất đai và khiếu nại, tố cáo... khẩn trương xây dựng và ban hành Luật khiếu nại về giải quyết khiếu nại, Luật tố cáo về giải quyết tố cáo. Đây là văn bản chỉ đạo mang tắnh định hướng rất quan trọng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

Thể chế hóa đường lối, chủ trương, chắnh sách của Đảng, rất nhiều văn bản pháp luật được ban hành tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt trong việc giải quyết khiếu nại hành chắnh về đất đai:

Đối với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội: đã ban hành các đạo luật, pháp lệnh như:

- Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2005);

- Pháp lệnh số 29/2006/PL-UBTVQH11 ngày 05/04/2006 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chắnh;

- Luật Đất đai năm 2003;

- Luật Tố tụng hành chắnh 2010; - Luật Khiếu nại năm 2011...

Đối với Chắnh phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan

đã ban hành Nghị định, thông tư hướng dẫn như:

- Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 hướng dẫn thi hành Luật bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai; - Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;

- Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP Ngày 04/8/2006 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chắnh đó được sửa đổi, bổ sung theo các Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chắnh ngày 25/12/1998 và ngày 05/4/2006.

Đối với thành phố Đà Nẵng, để cụ thể hóa việc thực hiện chủ trương, chắnh sách của Đảng và pháp luật nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại hành chắnh về đất đai tại địa phương, trong những năm qua, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành 24 văn bản quy phạm [40, tr. 02] có liên quan lĩnh vực đất đai và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân trên địa bàn thành phố, đơn cử như:

- Quyết định số 209/2004/QĐ-UB ngày 28/12/2004 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành quy định tạm thời về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (sau này được thay thế bởi Quyết định 181/2005/QĐ- UBND ngày 28/12/2005; Quyết định 108/2006/QĐ-UBND ngày 20/12/2006; Quyết định số 36/2009/QĐ-UBND ngày 24/12/2009);

- Quyết định số 47/2006/QĐ-UBND ngày 18/5/2006 của UBND thành phố quy định về trình tự, trách nhiệm giải quyết công việc trong công tác bồi thường thiệt hại, bố trắ tái định cư;

- Quyết định số 12/2006/QĐ-UBND ngày 16/02/2006 của UBND thành phố ban hành quy chế tổ chức tiếp công dân trên địa bàn thành phố;

- Chỉ thị số 20/2004/CT-UB ngày 24/11/2004 về chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chắnh nhà nước trong công tác tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Quyết định số 42/2007/QĐ-UBND ngày 23/7/2007 của UBND thành phố ban hành quy định về trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn...

Những kết quả đạt được:

Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật của trung ương và thành phố được ban hành về cơ bản kịp thời, phù hợp thực tiễn, bảo đảm tắnh hợp hiến, hợp pháp, bảo đảm quyền khiếu nại của công dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về đất đai, cụ thể hóa trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức và người đứng đầu trong việc giải quyết khiếu nại và tiếp công dân, phù hợp với thực tế địa phương.

Đối với việc giải quyết các yêu cầu khởi kiện quyết định hành chắnh, hành vi hành chắnh trong lĩnh vực đất đai, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tố tụng hành chắnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc xác định quyền khởi kiện vụ án hành chắnh, bảo đảm trình tự, thủ tục dân chủ, công khai, công bằng, bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước Toà án.

Những hạn chế, vướng mắc:

Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành còn những hạn chế, vướng mắc, đó là sự bất cập, mâu thuẫn một số nội dung giữa Luật Đất đai với các Luật Khiếu nại, tố cáo và các luật khác có liên quan, gây khó khăn trong quá trình thực hiện quyền khiếu nại và giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước. Những vướng mắc, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật làm cơ sở cho việc ban hành quyết định hành chắnh. Những vướng mắc, bất cập ấy chủ yếu xảy ra trong nội dung văn bản luật và văn bản hướng dẫn thi hành của Chắnh phủ và các Bộ, ngành.

Theo kết quả điều tra xã hội học vào tháng 9/2012 của Văn phòng Quốc hội với đối tượng cán bộ công chức đang làm việc tại Ban Dân nguyên, Bộ

Tài nguyên Môi trường, Thanh tra chắnh phủ, Tòa án nhân dân tối cao, các Sở Tài Nguyên và Môi trường, Thanh tra ,Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố, UBND cấp xã đến cấp tỉnh và người dân của một số tỉnh Thái Bình, Tp Hồ Chắ Minh, Vĩnh Phúc, Vĩnh Long, Lâm Đồng và Đà Nẵng về thực hiện chắnh sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chắnh về đất đai từ năm 2003 đến nay. Kết quả điều tra cho thấy (xin xem biểu đồ 1), có 40.9% số người được hỏi nhận xét văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn về thời hiệu, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chắnh về đất đai hiện nay là hợp lý. Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy vẫn còn tới 47% số người được hỏi nhận xét về các chắnh sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực này là ỘChưa hợp lý lắmỢ và 3.2% số người được hỏi nhận xét ở mức ỘKhông hợp lýỢ.

Biểu đồ 1: Nhận xét chung văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn về thời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiệu, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chắnh về đất đai (Tỉ lệ %)

Khi so sánh nhóm đối tượng là cán bộ, công chức quản lý Nhà nước và người dân , kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ người dân (50%) được hỏi nhận xét rằng văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn về thời hiệu, trình tự thủ tục

giải quyết với pháp luật về khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chắnh về đất đai hiện nay là hợp lý cao hơn tỷ lệ nhóm cán bộ, công chức (35.8%). Như vậy, tỷ lệ người dân và cán bộ công chức cho rằng pháp luật hiện hành chưa hợp lý chiếm tỷ lệ lớn.

Vậy, đâu là những tồn tại, hạn chế trong nội dung các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành, gây khó khăn trong quá trình thực hiện quyền khiếu nại hành chắnh và giải quyết khiếu nại hành chắnh về đất đai hiện nay? Từ thực tiễn, có thể nêu ra những điểm hạn chế, vướng mắc sau đây:

-Về những vướng mắc, mâu thuẫn giữa Luật Đất đai và Luật Khiếu nại:

Về đối tượng khiếu nại: Tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định: ỘKhiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chắnh, hành vi hành chắnh hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ắch hợp pháp của mìnhỢ. Như vậy bất kỳ quyết định hành chắnh, hành vi hành chắnh nào trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ắch hợp pháp của công dân đều là đối tượng bị khiếu nại. Tuy nhiên, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai lại giới hạn các quyết định hành chắnh hoặc hành vi hành chắnh bị khiếu nại3. Như vậy, quy định đối tượng của quyền khiếu nại về đất đai không thống nhất và bị hạn chế hơn so quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Mặt khác, pháp luật hiện hành chỉ qui định những quyết định hành chắnh 3 Điều 162. Các QĐ hành chắnh hoặc hành vi hành chắnh bị khiếu nại

Một phần của tài liệu Quyền khiếu nại hành chính của công dân về đất đai từ thực tế thành phố đà nẵng (Trang 29 - 34)