Phân loại viêm phổi

Một phần của tài liệu Luận văn một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu của bê bị bệnh viêm phổi đang nuôi tại trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ ba vì hà nội biện pháp phòng trị bệnh (Trang 29 - 31)

II. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4.1. Phân loại viêm phổi

Hiện nay, theo một số tác giả có những cách phân loại viêm phổi khác nhau. Theo tác giả Cao Xuân Ngọc (1997) [8], căn cứ vào thành phần dịch rỉ viêm chứa trong lòng các phế nang, phế quản viêm ng−ời ta chia làm:

- Viêm phổi cata (Pneumonia catarrhalis): trong dịch rỉ viêm có nhiều dịch nhày, bạch cầu, mảnh vỡ tế bào… tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm tại chỗ.

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nụng nghiệp…………22 - Viêm phổi tơ huyết (Pneumonia fibrinosa): trong dịch rỉ viêm thấy nhiều tơ huyết thanh dịch, hồng cầu, bạch cầu, đôi khi cả tổ chức bào, liên bào vách phế quản, phế nang bong ra chứa đầy phế nang, phế quản, tiểu phế quản. Tr−ờng hợp này hay gặp trong bệnh sốt vận chuyển (Shipping fever) của bò; tr−ờng hợp này hay tiến triển tạo nên quá trình nhục hóa ở phổi.

- Viêm thanh dịch màng phổi (Pleuritis serosa), viêm phế quản thanh dịch (Bronchitis serosa): dịch rỉ viêm trong các thể viêm này nhiều albumin, tế bào long, bạch cầu. Nó th−ờng ở dạng cấp tính sau đó có thể chuyển sang dạng viêm tơ huyết hay viêm mủ.

Ngoài ra, theo Nguyễn Hữu Nam (2005) [6] viêm phổi còn có các dạng: phế viêm mủ (Pneumonia purulenta), phế viêm hoại tử (Pneumonia necrotican), phế viêm hoại th− (Pneumonia gangraenosa).

Căn cứ vào phạm vi đầu tiên xảy ra và ph−ơng thức lan rộng của tổn th−ơng, ng−ời ta chia làm 2 dạng:

- Viêm phế quản –phổi (Viêm phổi đốm–Broncho pneumonia catarrhalis) Đây là quá trình viêm ở niêm mạc phế quản rồi lan sang các phế nang và từng thùy phổi riêng biệt. Quá trình viêm trong bệnh viện phế quản – phổi bao giờ cũng có tính giới hạn (Niconxki V. V., 1986) [9]. Đặc tr−ng của bệnh viêm phế quản – phổi ở giai đoạn đầu là diễn biến chậm so với viêm phổi thuỳ, các triệu chứng viêm phế quản – phổi rất đa dạng và phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân, khi phân loại các loại bệnh phổi phải chú ý đến quá trình diễn biến bệnh và mức độ nhiễm bệnh của mô phổi.

- Viêm phổi thùy (Pneumonia crouposa)

Đặc tr−ng của bệnh viêm phổi thuỳ ở gia súc là viêm cấp tính, tổn th−ơng đồng đều, lan rộng rất nhanh một phần hay cả thuỳ phổi, có khi cả bên phổi hoặc cả hai lá phổi. Bệnh đ−ợc gọi là viêm phổi tơ huyết hay viêm phổi màng giả. Dựa vào đặc điểm của từng giai đoạn phát triển của viêm phổi, nhiều tác giả đt phân chia quá trình tiến triển của viêm phổi thuỳ thành 3 giai đoạn: giai đoạn xung

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nụng nghiệp…………23 huyết, giai đoạn gan hóa (gan hóa đỏ, gan hóa xám), giai đoạn tiêu tan (Hồ Văn Nam và CS, 1997 [7]; Graham W.R, 1963 [16].

Diễn biến của viêm phế quản – phổi rất phức tạp, phụ thuộc vào yếu tố gây bệnh, đ−ờng nhiễm bệnh, đặc điểm loài gia súc, thời gian diễn biến của bệnh và các thể viêm khác nhau. Viêm phế quản – phổi có thể gây nên hiện t−ợng tắc phế quản và xẹp phổi, mủ hóa, áp xe (abscesus) hoặc xơ hóa phổi.

Diễn biến của phổi thuỳ th−ờng theo chiều h−ớng nặng dần thêm, sự khôi phục hoàn toàn sau khi viêm phổi thuỳ là hiếm. Sau khi mắc viêm phổi thuỳ th−ờng dẫn tới tình trạng nhục hóa, hóa mủ hay hoại th− phổi (Hồ Văn Nam và CS, 1997) [7].

- Viêm phổi hoại th− hóa mủ (Gangacna pulmorum et abscesus pulmorum).

Bệnh th−ờng phát triển dựa trên cơ sở của các loại viêm phổi khác nhau. Khi vách phế quản, phế nang bị tổn th−ơng vi khuẩn hoại th− hoặc vi khuẩn sinh mủ phát triển và hình thành các ổ hoại th− hoặc ổ mủ làm cho tổ chức phổi bị phân huỷ.

Theo Cao Xuân Ngọc (1997) [8], căn cứ vào thời gian tiến triển của viêm, sự tổn th−ơng của mô bào và thành phần của tế bào trong phản ứng viêm, ng−ời ta chia viêm làm các thể: quá cấp tính, viêm á cấp tính, viêm cấp tính và viêm mạn tính.

- Viêm cấp tính: xảy ra nhanh, kéo dài từ 24h đến 3 tuần lễ, có đủ triệu chứng điển hình của viêm, có hiện t−ợng xung huyết, dịch rỉ viêm và nhiều bạch cầu đa nhân trung tính.

- Viêm mtn tính: xảy ra chậm, thời gian kéo dài từ 3 tuần lễ trở lên có khi hàng tháng, hàng năm. Đặc biệt của loại viêm này là quá trình tăng sinh mô bào; chiếm −u thế là các lymphô bào, t−ơng bào và các đại thực bào.

Một phần của tài liệu Luận văn một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu của bê bị bệnh viêm phổi đang nuôi tại trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ ba vì hà nội biện pháp phòng trị bệnh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)