cũng đưa ra những quy định khá cụ thể cho việc triển khai dịch vụ chứng thực chữ ký số - yếu tố tiên quyết để đưa chữ ký số vào ứng dụng rộng rãi, tạo điều kiện cho chứng từ điện tử được trao đổi một cách an toàn và với giá trị pháp lý ngang với chứng từ giấy trong các giao dịch kinh tế - thương mại tại Việt Nam.
Hộp I.6: Hành lang pháp lý cho chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số Hành lang pháp lý cho chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số bao gồm:
- Luật Giao dịch điện tử.
- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số. và Dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Quyết định số 20/2007/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành mẫu quy chế chứng thực chữ ký số. số.
- Quyết định số 20/2007/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành mẫu quy chế chứng thực chữ ký số. số.
- Thông tư số 37/2009/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về hồ sơ và thủ tục liên quan đến cấp phép, đăng ký, công nhận các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. cấp phép, đăng ký, công nhận các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
2.2.3. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử
Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang ngày càng được quan tâm và việc Quốc hội lần đầu tiên thông qua Luật bảo vệ người tiêu dùng vào cuối năm 2010 đã phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của vấn đề này trong hệ thống pháp luật kinh tế - dân sự Việt Nam. Nhận thức của xã hội về quyền lợi người tiêu dùng gia tăng, cùng với sự phát triển nhanh của các ứng dụng TMĐT B2C và C2C khiến những vụ việc liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch trên môi trường mạng thời gian qua thu hút sự chú ý rộng rãi của dư luận. Quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử có thể bị tác động bởi 2 nhóm yếu tố: thứ nhất là những yếu tố của môi trường thương mại truyền thống như thông tin, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, v.v…; thứ hai là những yếu tố đặc thù của môi trường điện tử như bảo vệ thông tin cá nhân, ngăn chặn quảng cáo không mong muốn (thư rác), vấn đề an ninh an toàn trong giao dịch, v.v… Do vậy, các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT thời gian qua đã được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản như sau:
- Giao dịch TMĐT phải tuân thủ các quy định pháp luật chung về bảo vệ người tiêu dùng. Những tranh chấp về chất lượng hàng hóa, quảng cáo không đúng sự thật, thông tin sai lệch, … sẽ được xử lý như trong các giao dịch truyền thống.
- Mức độ bảo vệ của pháp luật đối với người tiêu dùng trong giao dịch TMĐT cũng tương đương như trong môi trường truyền thống. Người bán trong môi trường điện tử không phải tuân thủ những quy định khắt khe hơn hay được hưởng ưu đãi hơn so với người bán trong môi trường truyền thống.
- Hệ thống pháp luật TMĐT chỉ điều chỉnh những khía cạnh đặc thù của giao dịch điện tử liên quan đến vấn đề bảo vệ người tiêu dùng.
Với tinh thần trên, các văn bản liên quan đến vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử thời gian qua chủ yếu tập trung vào 2 khía cạnh đặc thù là bảo vệ thông tin cá nhân của