THÔNG TIN CHUNG 1 Quy mô khảo sát

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2010 (Trang 60 - 63)

1. Quy mô khảo sát

Để nắm rõ tình hình ứng dụng thương mại điện tử tại doanh nghiệp trong năm 2010, Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin) đã tiến hành khảo sát các doanh nghiệp trong cả nước. Phạm vi khảo sát bao gồm 5.000 doanh nghiệp đang hoạt động, với tỷ lệ phân bổ theo lĩnh vực, quy mô và khu vực địa lý tương đồng với tỷ lệ phân bổ chung của doanh nghiệp trên toàn quốc.

Trong số 5.000 doanh nghiệp tham gia khảo sát, 3.400 doanh nghiệp (tương đương 68%) đã gửi về phiếu trả lời hợp lệ. Toàn bộ số liệu thống kê trong chương này dựa trên việc xử lý và phân tích dữ liệu thu được từ 3.400 phiếu hợp lệ nói trên.

Bảng II.1: Quy mô khảo sát qua các năm

Năm Số phiếu gửi đi Số phiếu thu về Tỷ lệ phiếu hợp lệ

2004 800 530 66% 2005 800 504 63% 2006 1300 1077 83% 2007 2000 1737 87% 2008 3000 1802 60% 2009 3000 2004 67% 2010 5000 3400 68%

Tỷ lệ 68% doanh nghiệp gửi phiếu trả lời hợp lệ năm 2010 không có nhiều thay đổi so với các năm trước (67% năm 2009 và 60% năm 2008). Tuy nhiên, quy mô khảo sát đã được mở rộng đáng kể (3.400 phiếu thu về so với 2.004 phiếu năm 2009). Việc mở rộng phạm vi khảo sát góp phần làm giảm sai số, nâng cao độ tin cậy và chính xác của số liệu, từ đó khắc họa hình ảnh rõ nét hơn về tình hình và xu hướng ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp qua các năm.

2. Mẫu phiếu khảo sát và người điền phiếu

Mẫu phiếu khảo sát năm 2010 chủ yếu kế thừa nội dung mẫu phiếu năm 2009 với một số thay đổi nhỏ. Các thay đổi này được tiếp thu từ kinh nghiệm của quá trình khảo sát và phân tích, xử lý số liệu năm 2009 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trả lời phiếu khảo sát một cách thuận tiện, khoa học hơn. Phần lớn các câu hỏi trong phiếu khảo sát được giữ nguyên cấu trúc và nội dung nhằm đảm bảo tính so sánh qua các năm của số liệu thống kê.

Doanh nghiệp tham gia tự điền phiếu khảo sát, trong đó 25% phiếu khảo sát được các giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp trực tiếp điền, 10% do các cấp quản lý như trưởng phòng, phó trưởng phòng, quản đốc, kế toán trưởng điền, còn lại 65% phiếu khảo sát được điền bởi nhân viên thuộc bộ phận Công nghệ thông tin hoặc Quản trị kinh doanh.

Báo cáo

Thương mại điện tử

Việt Nam 2010

61

Hình II.1: Người đại diện doanh nghiệp trả lời phiếu khảo sát năm 2010

65% 10% 10% 25% Giám đốc Quản lý Nhân viên

3. Phân bổ doanh nghiệp tham gia cuộc điều tra

Về quy mô, các doanh nghiệp tham gia khảo sát được chia thành doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và doanh nghiệp lớn. Trong đó, doanh nghiệp có từ 300 lao động trở xuống là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, còn lại là các doanh nghiệp lớn.

Năm 2010, số lượng doanh nghiệp lớn tham gia khảo sát chiếm tỷ lệ 6%. So với tỷ lệ 15% của năm 2009, tỷ lệ doanh nghiệp lớn năm nay thấp hơn đáng kể. Điều này sẽ ảnh hưởng tới xu hướng qua các năm của một số chỉ tiêu. Tuy nhiên, kết quả phân tích sẽ được giữ nguyên chứ không điều chỉnh theo tỷ lệ phân bổ của các năm trước, do tỷ lệ doanh nghiệp lớn như trên phản ánh gần đúng tình trạng phân bổ doanh nghiệp theo quy mô trên cả nước. 5

Hình II.2: Quy mô của doanh nghiệp tham gia khảo sát qua các năm

92% 88% 90% 85% 94% 8% 12% 10% 15% 6% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ lệ doanh nghi ệp

SME Doanh nghiệp lớn

Về loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm phần lớn với tỷ lệ 88%, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ tương ứng là 7% và 5%.

62

Báo cáo

Thương mại điện tử

Việt Nam 2010

Hình II.3: Loại hình của doanh nghiệp tham gia khảo sát năm 2010

7%

88% 5% 5%

Nhà nước Ngoài nhà nước Đầu tư nước ngoài

Các doanh nghiệp tham gia khảo sát có lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rất đa dạng. Báo cáo đã nhóm các doanh nghiệp theo một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính bao gồm: thương mại, bán buôn, bán lẻ (30%); sản xuất, công nghiệp, năng lượng (18%); dịch vụ (16%); xây dựng, vận tải, kho bãi (12%); tài chính, ngân hàng, bất động sản (9%); nông, lâm, thủy sản (7%); công nghệ thông tin và thương mại điện tử (6%). Ngoài ra, một số doanh nghiệp hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực hoặc có không có lĩnh vực kinh doanh chính được nhóm vào nhóm Khác với tỷ lệ 2%.

Hình II.4: Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp tham gia khảo sát năm 2010

2% 6% 6% 7% 9% 12% 16% 18% 30% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% Khác CNTT, TMĐT Nông, lâm, thủy sản Tài chính, ngân hàng, bất động sản Xây dựng, vận tải, kho bãi Dịch vụ Sản xuất, công nghiệp, năng lượng Thương mại, bán buôn, bán lẻ

Về vị trí địa lý của các doanh nghiệp tham gia khảo sát, 19% doanh nghiệp thuộc địa bàn Hà Nội, 27% đến từ thành phố Hồ Chí Minh, còn lại 54% đến từ các địa phương khác. Phân bổ theo địa phương như trên tương ứng với phân bổ địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp trên cả nước, với số lượng lớn doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.6

Báo cáo

Thương mại điện tử

Việt Nam 2010

63

Hình II.5: Địa bàn hoạt động của doanh nghiệp tham gia khảo sát năm 2010

19%

27% 54% 54%

Hà Nội TP. Hồ Chí Minh Địa phương khác

Kết quả các cuộc khảo sát trước cho thấy vị trí địa lý, quy mô và lĩnh vực hoạt động có ảnh hưởng lớn tới trình độ ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp. Cuộc khảo sát doanh nghiệp năm 2010 đã đảm bảo tỷ lệ phân bổ tương đồng giữa nhóm doanh nghiệp tham gia khảo sát và toàn bộ doanh nghiệp trên cả nước đối với ba phân tổ trên. Nhờ đó, kết quả thu được có thể phản ánh chính xác hơn tình hình ứng dụng TMĐT trên toàn quốc.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2010 (Trang 60 - 63)