Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 19 tháng 07 năm 2005 quy định về quy trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2010 (Trang 46 - 48)

- Đa số doanh nghiệp và các đối tượng có nhu cầu vẫn chưa thực sự hiểu đúng và lòng tin cao vào độ an toàn khi giao dịch có sử dụng các công nghệ cao như chữ ký số và thanh toán điện tử.

4Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 19 tháng 07 năm 2005 quy định về quy trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Công văn số 3339/TCHQ-HĐH của Tổng cục Hải quan ngày 19 tháng 08 năm 2005 về việc hướng dẫn quy trình thủ tục hải quan điện tử; Quyết định số 1447/QĐ-TCHQ ngày 23 tháng 02 năm 2007 ban hành Quy định tạm thời về định dạng một số chứng từ điện tử khai hải quan từ xa đối với hệ thống thông tin hải quan.

Báo cáo

Thương mại điện tử

Việt Nam 2010

47

4.2. Đẩy mạnh thanh toán điện tử và xây dựng mạng kinh doanh điện tử cho một số doanh nghiệp quy mô lớn doanh nghiệp quy mô lớn

Trong số những công nghệ được nhắc tới trong Quyết định 222 nhằm thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử tại Việt Nam, thanh toán điện tử là lĩnh vực phát triển nhanh và có nhiều bước tiến đáng kể trong giai đoạn 5 năm qua. Trước năm 2005, hoạt động thanh toán điện tử chỉ bó hẹp trong phạm vi giao dịch giữa các ngân hàng và còn thiếu sự liên kết, triển khai đồng bộ. Từ năm 2006 tới nay, rất nhiều hoạt động đã được triển khai nhằm nâng cao năng lực của hệ thống thanh toán, đa dạng hóa đối tượng tham gia và tăng cường tính liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Hạ tầng kỹ thuật cũng như khung khổ pháp lý dần được hoàn thiện đã đặt cơ sở vững chắc cho các phương thức thanh toán điện tử phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch TMĐT B2C cũng như B2B được triển khai một cách trọn vẹn trên môi trường trực tuyến. Về hạ tầng thanh toán, Ngân hàng nhà nước đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất (tái cấu trúc Banknetvn) thực hiện từ năm 2009-2012, với mục tiêu là kết nối hệ thống ATM/POS của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất trên toàn quốc nhằm nâng cao hiệu quả và gia tăng tiện ích cho người sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng, thúc đẩy thanh toán bằng thẻ, tạo nền tảng kỹ thuật phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam. Đến năm 2010, ba liên minh thẻ Banknetvn-Smartlink- VNBC đã hoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc. Đây là sự kiện rất quan trọng đối với các liên minh thẻ, các tổ chức phát hành thẻ và các chủ thẻ, cho phép chủ thẻ thuộc 3 liên minh thẻ có thể thực hiện các giao dịch trên hệ thống ATM của nhau.

Về phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, trong 5 năm qua, các phương tiện thanh toán mới, hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao như Thẻ ngân hàng, Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking, Home Banking, Ví điện tử, … đã xuất hiện và đang đi dần vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt thẻ ngân hàng đã trở thành một phương tiện thanh toán phổ biến, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Tính đến cuối năm 2010, có 49 tổ chức phát hành thẻ với trên 200 thương hiệu thẻ, số lượng thẻ trong lưu thông đạt khoảng 30 triệu thẻ (tăng hơn 10 lần so với năm 2005), hơn 11.000 máy ATM (tăng hơn 6 lần so với năm 2005) và khoảng 50.000 POS/EDC (tăng gần 5 lần so với năm 2005).

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục hoàn thiện các cơ sở pháp lý về phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép 01 ngân hàng thương mại được triển khai dịch vụ Mobile Banking, 01 ngân hàng thương mại và 08 tổ chức không phải ngân hàng được thực hiện thí điểm dịch vụ trung gian thanh toán Ví điện tử. Các tổ chức này đã chủ động, tích cực triển khai hợp tác với các ngân hàng thương mại, đơn vị kinh doanh thương mại điện tử để cung cấp các sản phẩm với nhiều tiện ích như: thanh toán cho các giao dịch mua bán trên các website thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến bằng điện thoại di động, thanh toán hóa đơn, tiền mua hàng, v.v… Đến nay, đã có 20 ngân hàng thương mại tham gia triển khai dịch vụ Ví điện tử, nhiều ngân hàng khác cũng đang xúc tiến, ký kết và triển khai thử nghiệm dịch vụ này. Ví điện tử đã được chấp nhận thanh toán tại trên 200 đơn vị và đang chuẩn

48

Báo cáo

Thương mại điện tử

Việt Nam 2010

bị triển khai tại nhiều đơn vị khác. Sự phát triển nhanh của các dịch vụ thanh toán và phương tiện thanh toán điện tử trong thời gian qua đã tạo thuận lợi cho việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ, mua bán hàng hóa một cách dễ dàng thông qua Internet, điện thoại di động, ATM, POS, giúp đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. Ngoài ra, sự tham gia ngày càng sâu rộng của các tổ chức chuyên cung cấp giải pháp, trung gian hỗ trợ thanh toán và sự liên kết giữa các tổ chức này với ngân hàng, công ty điện thoại đang được hình thành cũng góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử trong nền kinh tế.

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển thanh toán điện tử, nội dung “Xây dựng mạng kinh doanh điện tử cho một số ngành công nghiệp” đề ra tại Quyết định 222 cũng đang được tích cực triển khai trong khuôn khổ dự án “Xây dựng mạng kinh doanh điện tử cho một số doanh nghiệp quy mô lớn” do Bộ Công Thương chủ trì. Dự án được triển khai với quy mô kết nối các doanh nghiệp lớn ngành Công Thương trên phạm vi quốc gia. Dự án hướng tới xây dựng một Mạng kinh doanh điện tử theo mô hình mạng giá trị giá tăng (VAN - Value Added Network) nhằm giúp các doanh nghiệp trong ngành và các đối tác tiến hành giao dịch TMĐT theo loại hình “doanh nghiệp - doanh nghiệp” (B2B), tạo môi trường tích hợp với các ứng dụng hiện có của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp giảm đầu tư và chi phí vận hành hệ thống TMĐT - CNTT. Mục tiêu của dự án là xây dựng Mạng kinh doanh điện tử cho các doanh nghiệp lớn ngành Công Thương, làm tiền đề thúc đẩy việc trao đổi dữ liệu điện tử các chứng từ kinh doanh, trên cơ sở ứng dụng các công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ nước ngoài. Từ đó, hướng tới xây dựng một trung tâm đầu mối truyền chứng từ thương mại, dữ liệu kinh doanh quy mô quốc gia; tạo tiền đề tích hợp dễ dàng với các hệ thống TMĐT quốc tế theo các tiêu chuẩn công nghệ hiện đại, góp phần thuận lợi hóa các hoạt động thương mại cho các doanh nghiệp có quy mô kinh tế lớn để kết nối với các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước. Dự án cũng tạo điều kiện khuyến khích chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, bao gồm: khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ phục vụ hoạt động TMĐT và ứng dụng các tiêu chuẩn hỗ trợ TMĐT, đặc biệt là chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2010 (Trang 46 - 48)