Cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2010 (Trang 39 - 40)

- Thông tư số 37/2009/TTBTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về hồ sơ và thủ tục liên quan đến cấp phép, đăng ký, công nhận các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.

3.Cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến là một trong những giải pháp, yêu cầu đối với các cơ quan Chính phủ về cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử phát triển và thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan Chính phủ được đặt ra trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2006-2010. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đến năm 2010, các cơ quan Chính phủ phải đưa hết các dịch vụ công lên mạng, trong đó ưu tiên các dịch vụ: thuế điện tử, hải quan điện tử, các thủ tục xuất nhập khẩu điện tử, thủ tục liên quan tới đầu tư và đăng ký kinh doanh điện tử, các loại giấy phép thương mại chuyên ngành, thủ tục giải quyết tranh chấp; sửa đổi các quy định về đấu thầu trong mua sắm công theo hướng các chủ đầu tư phải công bố mời thầu trên trang tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu và các trang tin điện tử của các cơ quan khác. Các bộ, ngành Trung ương, các cơ quan chính quyền địa phương các thành phố lớn phải từng bước tiến hành giao kết hợp đồng mua sắm công trên mạng.

Năm 2006, hoạt động cung cấp trực tuyến các dịch vụ công mới bắt đầu khởi sắc. Các cơ quan nhà nước trong giai đoạn này tuy đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giao tiếp với doanh nghiệp và công dân nhưng việc cung cấp trực tuyến các dịch vụ công ở giai đoạn này phần lớn dừng ở việc các Bộ, ngành tiến hành xây dựng website, trên đó cung cấp những thông tin cơ bản về chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý mà mình phụ trách. Những dịch vụ công trực tuyến đơn giản đã bước đầu được cung cấp thử nghiệm như khai hải quan điện tử, đấu thầu mua sắm công và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử.

Cùng với những thay đổi tích cực trong sự phát triển thương mại điện tử nước ta, hoạt động cung cấp trực tuyến các dịch vụ công trên cả nước sau 5 năm thực hiện triển khai Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 và Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 cũng được triển khai đồng bộ và đạt nhiều kết quả quan trọng.

3.1. Tổng quan về sự phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam

Ngoài là năm cuối cùng triển khai Quyết định 222, năm 2010 là năm kết thúc của mục tiêu về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước mà Chính phủ đề ra trong Quyết định 48/QĐ-TTg, đây cũng là năm định hướng các giải pháp CNTT cho giai đoạn 2011-2015. Xây dựng Chính phủ điện tử cũng là một phần trong cam kết của Chính phủ Việt Nam trong kế hoạch đưa Việt Nam thành một quốc gia mạnh về CNTT.

40

Báo cáo

Thương mại điện tử

Việt Nam 2010

Bảng I.2: Sự phát triển của Chính phủ điện tử ở Đông Nam Á

Nước Chỉ số phát triển Chính phủ

điện tử

Xếp hạng phát triển CPĐT trên thế giới (tổng số 192 quốc gia được xếp hạng)

2010 2008 2010 2008 Singapore 0.7476 0.7009 11 23 Malaysia 0.6101 0.6063 32 34 Brunei 0.4796 0.4667 68 87 Thái Lan 0.4653 0.5031 76 64 Philippines 0.4637 0.5001 78 66 Việt Nam 0.4454 0.4458 90 91 Indonesia 0.4026 0.4107 109 106 Lào 0.2637 0.2383 151 156 Trung bình ở khu vực 0.4250 0.4290

Trung bình trên thế giới 0.4406 0.4514

Nguồn: The 2010 United Nation e-Government Survey

Theo Báo cáo Đòn bẩy Chính phủ điện tử trong thời điểm khủng hoảng tài chính và kinh tế - The 2010 United Nation e-Government Survey của Liên Hợp Quốc, kể từ báo cáo lần cuối năm 2008, các chính phủ trong đó có Việt Nam đã tiến một bước dài về phát triển, cung cấp các dịch vụ trực tuyến. Chính phủ điện tử của Việt Nam đứng thứ 90 trong tổng số 192 nước được điều tra về ứng dụng CNTT trong khu vực công, tăng 1 bậc so với năm 2008 (Liên Hợp Quốc thực hiện khảo sát 2 năm/lần), và đứng thứ 6 trong tổng số 10 nước trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam đứng sau Singapore (11), Malaysia (32), Brunei (68), Thái Lan (76) và Philippin (78). Thước đo Chính phủ điện tử trong báo cáo này dựa trên năng lực và mong muốn ứng dụng CNTT-TT của khu vực công để cải thiện các dịch vụ cung cấp cho người dân. Việc đánh giá xếp hạng được dựa trên các chỉ số chính: Sự sẵn sàng điện tử, Đánh giá Web, Nguồn nhân lực, Hạ tầng cơ sở và sự tham gia điện tử, v.v... Theo báo cáo này, Hàn Quốc là quốc gia đứng thứ nhất thế giới về xây dựng Chính phủ điện tử.

Hộp I.7: Các mức độ dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam Hiện nay, dịch vụ công trực tuyến được đánh giá theo 4 mức độ:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2010 (Trang 39 - 40)