Sự tiết mật hoa của thực vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các cây nguồn mật và thực trạng nuôi ong nội apis cerana f tại xã sapả thuộc vùng đệm vườn quốc gia hoàng liên (Trang 30 - 31)

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

2.5.2.2. Sự tiết mật hoa của thực vật

Mật hoa là chất lỏng có đ−ờng tiết ra từ tuyến mật hoa của thực vật nhằm hấp dẫn côn trùng đến thụ phấn

Tuyến mật hoa th−ờng thấy trên đài hoa, cánh hoa, nhị hoa đực và nhụy, đa số nằm ở gốc bầu và ở nhuỵ. Tuyến mật của bông hoa nông, sâu có ảnh h−ởng trực tiếp đến khả năng lấy mật của ong. Những chủng ong có chiều dài vòi hút lớn có khả năng thu mật tốt ở các loài cây có tuyến mật sâu nh− cỏ lào, cúc quỳ, họ cánh b−ớm. Vì thế ong nội thu mật cỏ lào kém hơn ong ý.

Tuyến mật ngoài hoa th−ờng nằm trên các cơ quan dinh d−ỡng của cây nh− ở cuống lá, thân lá, lá kèm và lá bắc gọi lá mật. Mật lá th−ờng ở cây cao su, keo tai t−ợng, bông. ở cây cao su mật lá xuất hiện vào thời kỳ cây thay lá, các lá non có khả năng tiết mật. Cây đay tiết mật trong thời kỳ sinh tr−ởng mạnh khi đạt độ cao 80 - 200 cm. Khi không có mật hoa ong mới lấy mật lá.

Mật ong đ−ợc lấy từ mật lá có h−ơng vị kém hơn là mật ong lấy từ mật hoa, nên ở n−ớc ta bán rẻ hơn.

Trong mật hoa có chứa hỗn hợn axit h−u cơ, các muối khoáng và các este này làm cho hoa có mùi thơm. Hàm l−ợng đ−ờng trong mật hoa biến động rất lớn từ 25 – 60% tuỳ thuộc vào loài cây và các yếu tố ngoại cảnh khác mà lúc đặc lúc loHng. Độ đặc của mật hoa có ảnh h−ởng lớn đến sự thu hoạch của ong. Nếu mật đặc quá > 70% ong khó hút vào diều mật, nếu loHng quá thì ong không thích lấy vì phải tốn nhiều năng l−ợng vận chuyển mật hoa về tổ và chế biến nó thành mật ong. Ong thích lấy mật hoa nhất khi nồng độ đ−ờng là 50%, d−ới 5% ong không thích lấy. Khi có nhiều loài cây cùng nở hoa một lúc thì ong sẽ đến lấy ở những bông hoa nào có mật hoa nhiều, nồng độ đ−ờng đặc lại tiêu tốn năng l−ợng ít nhất cho một chuyến đi lấy, để có hiệu quả kinh tế cao nhất. Ví dụ hoa nhHn và hoa vải cùng một lúc, tuy nhiên nhHn có l−ợng mật hoa ít hơn hoa vải một chút (2,5 mg so với 3,3 mg) nh−ng tỷ lệ đ−ờng lại cao hơn nhiều (50% so với 23%) nên ong th−ờng bỏ vải để lấy nhHn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các cây nguồn mật và thực trạng nuôi ong nội apis cerana f tại xã sapả thuộc vùng đệm vườn quốc gia hoàng liên (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)