2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
2.5.1.1. ảnh h−ởng của mật và phấn hoa đến sự phát triển cá thể
Ong là côn trùng hẹp thực, thức ăn của ong là mật hoa và phấn hoa. Mật hoa đ−ợc tiết ra từ các tuyến mật ở các cây cho mật. Thông th−ờng các tuyến mật nằm ở trong hoa, phía gốc bao hoa, một số cây lại tiết mật ở lá nh− cây cao su, đay cách, keo tại t−ợng. Mật hoa chứa nhiều loại đ−ờng, chủ yếu là glucoza, fructoza, là nguồn năng l−ợng chủ yếu để ong nuôi ấu trùng và nuôi sống bản thân, duy trì mọi hoạt động của đàn ong. Ong thu l−ợm và chế biến mật hoa thành mật ong và dự trữ trong bánh tổ.
Phấn hoa là nguồn cung cấp protein, chất béo, vitamin, muối khoáng,… cho ấu trùng và ong non. Khi mới nở cơ thể ong non mềm yếu, đậu ch−a vững trên bánh tổ. Nó phải ăn phấn hoa do các con ong khác chuyển cho để phát triển các tuyến trong cở thể và tiết ra đ−ợc những chất cần thiết. Trong vòng một giờ, hai giờ sau khi ra khỏi lỗ tổ, ong thợ bắt đầu ăn phấn hoa và phần lớn chúng ăn lên tiếp trong khoảng 10 tiếng đồng hồ liền. Sau một, hai ngày nó có thể bắt đầu cho ấu trùng tuổi lớn (3, 4, 5 ngày) ăn thức ăn hỗn hợp là phấn hoa và mật ong. Đây là thức ăn bổ sung vì các ấu trùng trên vẫn đ−ợc ong nuôi d−ỡng khác cho ăn “sữa ong thợ”. Việc tiêu thụ phấn hoa ở ong thợ tăng tối đa vào ngày thứ 5 và giảm vào các ngày thứ 8, 10. Phấn đ−ợc tiêu hoá bởi những enzim trong diều mật của ong. Khi đ−ợc 5 ngày tuổi tuyến hạ hầu ở đầu con ong tiết ra chất dinh d−ỡng “ sữa ong” và đến 10 ngày tuổi thì khả năng tiết “ sữa ong” giảm dần. Nếu ong thợ không phải nuôi ấu trùng và vẫn đ−ợc cung cấp phấn thì những tuyến đó có thể tiếp tục phát triển cho tới khi ong thợ đ−ợc 27 ngày tuổi (Ricciardell d’ Albore và đồng nghiệp, 1987) (Crane, 1990) [3]. Maurizio (1950) cho rằng phần lớn tuổi thọ ong thợ do số l−ợng phấn hoa mà nó ăn trong thời kỳ ong non và tổng hợp số ấu trùng mà nó phải nuôi quyết định. Phấn hoa kéo dài giai đoạn đầu cuộc đời con ong thợ (ở trong tổ), công việc nuôi ấu trùng thì ng−ợc lại – làm giảm tuổi thọ ong và giai đoạn tiếp theo (đi kiến thức ăn) thì rất ít thay đổi.
Phấn hoa cũng ảnh h−ởng đến l−ợng protein dự trữ trong quá trình ong tiết sáp xây tổ, sáp ong đ−ợc ong tiết ra trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 ngày tuổi. Trong sáp ong không có protein. Sau 15 ngày tập trung sản xuất ra nhiều sáp, ong non không đ−ợc ăn phấn hoa sẽ bị giảm 20 % l−ợng protein dự trữ trong cơ thể (Taranov, 1959 ) (theo Crane, 1990) [3].
Ng−ợc lại, khi ăn một số loại phấn hoa, ong có khuynh h−ớng phát triển kém đi và dễ bị mắc một số bệnh (Kiew & Muid (1991) [37]. Số l−ợng và chất l−ợng hạt phấn ong lấy về ảnh h−ởng trực tiếp đến khả năng làm việc của đàn ong. ĐH −ớc tính l−ợng protein thô lý t−ởng trong phấn hoa là 20 % và nếu ít hơn
thì không thể đáp ứng nhu cầu của đàn ong đòi hỏi để tạo ra năng suất tối −u. Xia. D (1996) [34] đH công bố l−ợng ấu trùng tạo ra tối đa khi đàn ong đ−ợc nuôi d−ỡng bởi phấn hoa có hàm l−ợng protein là 20 – 25%. De Groot (1953) cho rằng cần phải có tối thiểu 10 axit amin – glycine và serine không phải là chủ yếu, nh−ng ảnh h−ởng đến sự phát triển ( DC Somerville, W Peasley, 1997) [32]. 2.5.1.2. Sự dự trữ phấn hoa trong đàn ong
Phấn hoa trong đàn ong cất giữ ở những lỗ tổ xung quanh vùng trứng và ấu trùng để tiện cho ong nuôi d−ỡng lấy và sử dụng. N.L. Burenin và G.N. Kotova (1985) [2]. Cho rằng việc chế biến phấn hoa thành l−ơng ong rồi đặt vào lỗ tổ, nén và bảo quản bằng cách tẩm −ớt mật hoa và n−ớc bọt. Trong phấn nén chặt xẩy ra quá trình lên men lactic. Axit lactic do vi khuẩn tạo nên giữ cho l−ơng ong khỏi bị hỏng. Eva Crane 1990) [3] mô tả những con ong đi lấy phấn về tự cất phấn vào lỗ tổ và việc chế biến tiếp theo sẽ do những con ong nội trợ đảm nhiệm. Nó lèn chặt phấn hoa vào lỗ tổ để đẩy không khí ra ngoài. Tác giả cho rằng phía ngoài lỗ tổ phấn hoa, tr−ớc khi vít nắp, ong th−ờng phủ một lớp mỏng mật ong nhằm ngăn chặn sự lên men axit lactic. 2.5.1.3. Sự lựa chọn nguồn phấn hoa của ong
Ong lấy phấn từ nhiều loại cây, từ những cây tiết cả mật hoa và phấn. Khi rất nhiều phấn, ong lấy cả từ cây họ lúa mặc dù phấn hoa này nghèo Protein. Thông th−ờng ong lấy phấn từ một loại cây, nh−ng khi không đủ cây nguồn phấn chúng lấy về tổ giỏ phấn hỗn hợp (N.L.Burenin, G.N. Kotova, 1985) [2]. Vào thời gian trong đàn có nhiều ấu trùng có khoảng 50% ong thu hoạch trở về tổ với các viên phấn có mầu khác nhau. Quan sát màu của viên phấn do ong mang về ng−ời nuôi ong có thể biết sự nở hoa của cây nguồn mật, phấn khác nhau và bán kính bay của ong (Phùng Hữu Chính, Vũ Văn Luyện, 1999) [13].
2.5.2. Tình hình nghiên cứu cây nguồn mật, phấn ở Việt Nam
ở Việt Nam, việc nghiên cứu nguồn thức ăn nuôi ong chỉ tập trung vào nghiên cứu các cây nguồn mật nên kết quả thu đ−ợc cũng còn hạn chế. Từ
năm 1978 – 1980, bộ môn cây nguồn mật của trại nghiên cứu ong trung −ơng đH bắt đầu nghiên cứu cây nguồn mật tập trung vào một vài cây nh− nhHn, cây vải thiều. Năm 1986 – 1987. Trung tâm nghiên cứu ong tiếp tục nghiên cứu khả năng cung cấp mật của một số cây nguồn mật vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, (Lê Triệu Thảo, Phạm Đức Hạnh, Phạm Xuân Dũng, 1991) [4].
Các chỉ tiêu nghiên cứu nguồn mật của một cây tập trung vào: L−ợng mật tiết ra từ hoa hoặc lá trong một ngày đêm và địa điểm xác định, l−ợng đ−ờng tổng số, thời gian nở hoa tiết mật, tuổi thọ tuyến mật, l−ợng mật có thể khai thác đ−ợc trên một đơn vị diện tích.
Các cây nguồn mật đH nghiên cứu ở miền Bắc nh−: Cây nhHn, vải thiều, bạch đàn, sú vẹt, táo, cỏ lào. Cho đến nay ở Việt Nam ch−a nghiên cứu nào về cây nguồn phấn cho ong. Ng−ời nuôi ong chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của mình để đặt ong ở các vùng có cây nguồn mật, phấn vừa giữ cho đàn ong phát triển, vừa khai thác mật.
2.5.2.1. Vai trò của cây nguồn mật và phấn đối với ong
Ong đi lấy thức ăn từ nguồn tự nhiên là mật và phấn hoa. Mật hoa và phấn hoa có thể cung cấp tất cả các năng l−ợng cần thiết cho ong. Trong thành phần của mật hoa của hoa có nhiều loại đ−ờng sacaro, gluco, fructo.. là nguồn năng l−ợng cơ bản cần thiết cho ấu trùng, cho các cá thể ong và cho cả đàn ong. Ong th−ờng sử dụng và nuôi ấu trùng bằng mật hoa mới lấy về, đồng thời chế biến một phần còn lại thành mật ong. Phấn hoa là nguồn cung cấp protein, chất béo, vitamin, muối khoáng,.. cho ấu trùng và ong non. Khi thiếu phấn đàn ong không nuôi ấu trùng và ngừng xây tổ, vì thế nơi nào có nguồn phấn dồi dào quanh năm thì ong phát triển mạnh và cho năng suất cao. Tuy nhiên không phải tất cả các loài thực vật có hoa đều cho mật và phấn hoa đều có giá trị đối với ong nh− nhau. Những thực vật cung cấp cho ong mật hoa và phấn hoa đ−ợc gọi là cây nguồn mật, những thực vật cho mật nh−ng ít hoặc không cho phấn cũng đ−ợc xếp vào nhóm này. Còn những thực vật mà trên các bông hoa của nó con ong chỉ lấy đ−ợc phấn gọi là cây nguồn phấn (ngô, lúa, trinh nữ..) Các cây
nguồn phấn này có vai trò rất quan trọng đối với nghề nuôi ong, đặc biệt là khi đàn ong nuôi d−ỡng nhiều ấu trùng, chuẩn bị quân cho vụ mật. Mặt khác khi con ong đi lấy phấn trên những bông hoa nó lại đem phấn hoa thụ phấn cho nhụy hoa tạo khả năng hình thành quả và hạt. Vì vậy năng suất các loài thực vật trên lại phụ thuộc đáng kể vào hoạt động của các con ong. Mối liên quan hữu cơ này là cơ sở kinh tế để sử dụng ong trong thụ phấn cây trồng nông nghiệp.
Cũng nh− các n−ớc nhiệt đới khác, n−ớc ta có thảm thực vật rất đa dạng, có nhiều loại cây nở hoa nh−ng số l−ợng không nhiều và diện tích của vùng trồng có một vài loại cây trồng trên diện rộng lớn nh− cao su, táo, nhHn,... là những vùng nuôi ong rất lớn. Vì thế ở những nơi nuôi ong cố định ng−ời nuôi ong cần phải trồng thêm một số cây nguồn mật phấn bổ sung. Tuy nhiên nếu chỉ trồng cây phục vụ cho ong thì sẽ không kinh tế mà việc trồng trọt này cần kết hợp với việc trồng các cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây công viên bóng mát..
Do tầm bay của ong không xa nên việc tìm ra vùng có nguồn mật phấn phong phú là yếu tố quan trọng nhất để nuôi ong thành công.
2.5.2.2. Sự tiết mật hoa của thực vật
Mật hoa là chất lỏng có đ−ờng tiết ra từ tuyến mật hoa của thực vật nhằm hấp dẫn côn trùng đến thụ phấn
Tuyến mật hoa th−ờng thấy trên đài hoa, cánh hoa, nhị hoa đực và nhụy, đa số nằm ở gốc bầu và ở nhuỵ. Tuyến mật của bông hoa nông, sâu có ảnh h−ởng trực tiếp đến khả năng lấy mật của ong. Những chủng ong có chiều dài vòi hút lớn có khả năng thu mật tốt ở các loài cây có tuyến mật sâu nh− cỏ lào, cúc quỳ, họ cánh b−ớm. Vì thế ong nội thu mật cỏ lào kém hơn ong ý.
Tuyến mật ngoài hoa th−ờng nằm trên các cơ quan dinh d−ỡng của cây nh− ở cuống lá, thân lá, lá kèm và lá bắc gọi lá mật. Mật lá th−ờng ở cây cao su, keo tai t−ợng, bông. ở cây cao su mật lá xuất hiện vào thời kỳ cây thay lá, các lá non có khả năng tiết mật. Cây đay tiết mật trong thời kỳ sinh tr−ởng mạnh khi đạt độ cao 80 - 200 cm. Khi không có mật hoa ong mới lấy mật lá.
Mật ong đ−ợc lấy từ mật lá có h−ơng vị kém hơn là mật ong lấy từ mật hoa, nên ở n−ớc ta bán rẻ hơn.
Trong mật hoa có chứa hỗn hợn axit h−u cơ, các muối khoáng và các este này làm cho hoa có mùi thơm. Hàm l−ợng đ−ờng trong mật hoa biến động rất lớn từ 25 – 60% tuỳ thuộc vào loài cây và các yếu tố ngoại cảnh khác mà lúc đặc lúc loHng. Độ đặc của mật hoa có ảnh h−ởng lớn đến sự thu hoạch của ong. Nếu mật đặc quá > 70% ong khó hút vào diều mật, nếu loHng quá thì ong không thích lấy vì phải tốn nhiều năng l−ợng vận chuyển mật hoa về tổ và chế biến nó thành mật ong. Ong thích lấy mật hoa nhất khi nồng độ đ−ờng là 50%, d−ới 5% ong không thích lấy. Khi có nhiều loài cây cùng nở hoa một lúc thì ong sẽ đến lấy ở những bông hoa nào có mật hoa nhiều, nồng độ đ−ờng đặc lại tiêu tốn năng l−ợng ít nhất cho một chuyến đi lấy, để có hiệu quả kinh tế cao nhất. Ví dụ hoa nhHn và hoa vải cùng một lúc, tuy nhiên nhHn có l−ợng mật hoa ít hơn hoa vải một chút (2,5 mg so với 3,3 mg) nh−ng tỷ lệ đ−ờng lại cao hơn nhiều (50% so với 23%) nên ong th−ờng bỏ vải để lấy nhHn.
2.5.2.3. Các cây nguồn mật chính ở Việt Nam
N−ớc ta có rất nhiều loại cây cung cấp mật và phấn hoa cho ong mà chúng ta vẫn gọi là cây nguồn mật. Tuy nhiên không phải bất cứ có sự nở hoa của cây nguồn mật nào đàn ong cũng có thể tích luỹ đ−ợc l−ợng mật d− thừa cho con ng−ời khai thác. Những cây nguồn mật chỉ cung cấp đủ l−ợng mật phấn cho đàn ong phát triển gọi là cây nguồn mật duy trì hỗ trợ, chè, cam, chanh. Các nguồn mật duy trì có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển đàn, chuẩn bị cho vụ khai thác. Còn các cây nguồn mật chính là những cây tiết nhiều mật, số cây nhiều, tập trung và khi các cây đó nở hoa ong có thể thu hoạch và dự trữ đ−ợc trong bánh tổ của chúng. Các cây nguồn mật chính quyết định sản l−ợng mật thu đ−ợc trong năm. Tuỳ theo vùng địa lý, khí hậu và điều kiện canh tác mà có các cây nguồn mật chính khác nhau. ở các tỉnh phía Bắc các cây nguồn mật chính bao gồm: Vải thiều, nhHn, đay, bạch đàn, vẹt táo, bặc hà dại, cỏ lào, chân chim, keo tai t−ợng,.... Phần lớn mật ong lấy từ các cây nguồn mật chính trên có
chất l−ợng tốt trong và thơm ngon. Nh−ng diện tích các cây trên là không nhiều, thời tiết không ổn định nên có năm thu đựơc nhiều, có năm thu đ−ợc ít chỉ phù hợp với việc nuôi ong gia đình và giống ong A. Cerana.
ở Phía Nam cao su là nguồn mật quan trọng nhất, mật cao su chiếm tới 3/4 tổng sản l−ợng mật ong ở n−ớc ta. Sau cao su là chôm chôm, nhHn, cỏ lào, cúc quỳ và hoa dừa.
* Lịch nở hoa của các cây nguồn mật
Lịch nở hoa của các cây nguồn mật cho ng−ời nuôi ong biết địa ph−ơng mình có những cây nguồn mật gì, thời gian nở hoa gần đúng, độ dài nở hoa, thứ tự nở hoa ra sao? Để có biện pháp kỹ thuật quản lý đàn ong thích hợp nhất, cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
Để lập lịch nở hoa ở mỗi địa ph−ơng ng−ời nuôi ong cần căn cứ vào lịch nở hoa của cây nguồn mật, phấn, thời kỳ nở hoa trong các sách h−ớng dẫn nuôi ong làm cơ sở. Ghi chép tỉ mỉ các cây ong đến lấy mật và phấn chủ yếu là các cây có diện tích lớn, số l−ợng nhiều, mật độ cao trong phạm vi ong bay có hiệu quả (ong nội d−ới 1,2 km).
Ghi chép ngày bắt đầu nở hoa khi 5 – 10% số hoa nở, thời kỳ nở rộ 10 – 25 % (là lúc bắt đầu quay mật lần đầu), kết thúc nở rộ 75% và kết thúc nở hoa (sự nở của những bông hoa cuối cùng). Qua số liệu ghi chép nhiều năm có thể dự đoán gần đúng thời kỳ nở hoa của mỗi loại cây.
Đặt các đàn ong mạnh lên cân, theo dõi sự gia tăng giảm trọng l−ợng của đàn, ghi chép việc cho ăn, các vòng quay mật. Qua số liệu trên biết đ−ợc ở địa ph−ơng mình có những vụ mật chính vào thời gian nào, năng suất mật của mỗi đàn là bao nhiêu. Từ đó chuẩn bị ong quá muộn, khi đàn ong phát triển cực đại thì vụ mật đH kết thúc, số ong này ăn hết nhiều thức ăn dự trữ mà không có tác dụng gì.
Trừ một số nơi nh− vùng dừa Bến Tre, và một số vùng rừng núi còn rừng nguyên sinh nh− ở Lai Châu, Sơn La..hoa nở bốn mùa gối với nhau không phải cho ong ăn lại quay mật quanh năm. Còn các vùng khác chỉ có từ
2 đến 3 vụ mật chính, ngoài thời gian vụ mật chính là thời gian có mật duy trì và thời kỳ thiếu thức ăn dài ngắn khác nhau. ở các tỉnh phía Nam vụ thiếu thức ăn th−ờng xẩy ra vào mùa m−a từ tháng 5 đến tháng 9. Còn ở các tỉnh phía Bắc thì có 2 vụ thiếu thức ăn là vụ hè thu vào khoảng tháng 7 – 8 và vụ đông xuân tháng 1 – tháng 2.
3. Địa điểm, đối t−ợng và ph−ơng pháp nghiên cứu
3.1. Vật liệu địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1. Vật liệu nghiên cứu
- Nguồn hoa: Các loài thực vật chủ yếu cho nguồn mật phấn hoa ở khu hệ thực vật vùng đệm V−ờn quốc gia Hoàng Liên.
- Các đàn ong nội Apis cerana tại xH.
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
* Địa điểm. -XH Sa Pả huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ong *Thời gian: Tháng 7/2008 đên tháng 6/2009
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Xác định cây nguồn mật, phấn chủ yếu làm thức ăn cho ong và thời vụ nở hoa của chúng, sự lựa chọn nguồn phấn của ong
- Tìm hiểu ảnh h−ởng của các cây nguồn mật, phấn đến tình hình phát triển của đàn ong
- Khảo sát điều kiện tự nhiên, xH hội và tiềm năng nuôi ong mật xH Sa