Đặc trng của kiểu bài nghị luận xã hội.

Một phần của tài liệu Chuyên đề bồi dưỡng HSG 6789 (Có chất lượng) (Trang 56 - 57)

Văn bản nghị luận đợc tạo lập nhằm giải quyết một vấn đề nào đó đặt ra trong cuộc sống. Ngời viết sẽ trình bày các t tởng, quan điểm của mình về vấn đề đặt ra nhằm thuyết phục ngời đọc tán thành và làm theo. Vấn đề càng có ý nghĩa xã hội sâu rộng, văn bản nghị luận càng có giá trị. Nghệ thuật nghị luận càng sắc bén, chặt chẽ, văn bản càng có tác dụng rộng rãi và mạnh mẽ. Nghị luận xã hội là một lĩnh vực rất rộng lớn, từ bàn bạc những sự việc, hiện tợng đời sống đến bàn luận những vấn đề chính trị, chính sách, từ những vấn đề đạo đức, lối sống đến những vấn đề có tầm chiến lợc, những vấn đề t tởng triết lí.

Hình thức nghị luận thứ nhất là nghị luận về một sự việc hiện tợng đời sống. Vốn sống của học sinh bắt đầu từ nhận thức về từng sự việc trong đời sống hàng ngày: một vụ cãi lộn, đánh nhau, một vụ đụng xe dọc đờng, một việc quay cóp khi làm bài, một hiện tợng nói tục, chửi bậy, thói ăn vặt xả rác, trẻ em hút thuốc lá, đam mê trò chơi điện tử, bỏ bê học tập… Các sự việc, hiện tợng nh thế học sinh nhìn thấy hằng ngày ở xung quanh nhng ít có dịp suy nghĩ, phân tích, đánh giá chúng về các mặt đúng - sai, lợi - hại, tốt - xấu… Bài nghị luận về một sự việc, hiện tợng xung quanh mà các em không xa lạ, từ những suy nghĩ của bản thân mà viết những bài văn nghị luận nêu t tởng, quan niệm, đánh giá đúng đắn của mình. Đó có thể coi là một hình thức nghị luận phù hợp với kinh nghiệm lứa tuổi và trình độ suy luận của học sinh.

Hình thức nghị luận thứ hai là nghị luận về một vấn đề t tởng, đạo lí bàn về một t tởng, đạo đức, lối sống có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con ngời. Các t tởng đó thờng đợc đúc kết trong những câu tục ngữ, danh ngôn, ngụ ngôn, khẩu hiệu hoặc khái niệm. Những t tởng, đạo lí ấy thờng đựơc nhắc đến trong đời sống song hiểu cho rõ, cho sâu, đánh giá đúng ý nghĩa của chúng là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi ng- ời.

Bài nghị luận về một t tởng, đạo lí có phần giống với bài nghị luận về về một sự việc, hiện tợng đời sống ở chỗ: sau khi phân tích sự việc, hiện tợng, ngời viết có thể rút ra những t tởng và đạo lí đời sống. Nhng hai kiểu bài này khác nhau về xuất phát điểm và lập luận. Về xuất phát điểm, bài nghị luận về một sự việc, hiện tợng đời sống xuất phát từ sự thực đời sống mà nêu t tởng, bày tỏ thái độ. Bài nghị luận về vấn đề t tởng đạo lí, sau khi giải thích, phân tích thì vận dụng các sự thật đời sống để chứng minh nhằm trở lại khẳng định (hay phủ định) một t tởng nào đó. Đây là nghị luận nghiêng về t tởng, khái niệm, lí lẽ nhiều hơn; các phép lập luận giải thích, chứng minh, tổng hợp thờng đợc sử dụng nhiều.

Nh vậy, kiểu bài nghị luận xã hội trớc hết đợc dùng để bàn luận, đánh giá, nhận xét về những vấn đề xã hội, những hiện tợng, sự việc hoặc những vấn đề t tởng đạo lí trong đời sống xã hội, đời sống tinh thần của con ngời. Nh trên đã chỉ ra, các tác phẩm văn học cũng trở thành một nguồn đề tài vô cùng phong phú, có nhiều nội dung trở thành đối tợng của kiểu bài nghị luận. Trong chơng trình Ngữ văn 9, nhiều tác phẩm đã tái hiện cuộc sống đất nớc và hình ảnh con ngời Việt Nam trong suốt thời kì lịch sử từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Đất nớc và con ngời Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với nhiều gian khổ, hi sinh nhng rất anh hùng, công cuộc lao động xây dựng đất nớc và những quan hệ tốt đẹp của con ngời. Những điều chủ yếu mà các tác phẩm đã thể hiện chính là tâm hồn, tình cảm, t tởng con ngời trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, những đổi thay sâu sắc: tình yêu quê hơng đất nớc, tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ, những tình cảm gần gũi bền chặt của con ngời nh tình bà cháu, tình mẹ con trong sự thống nhất chung những tình cảm rộng lớn. Dới đây là một số ví dụ cụ thể để minh chứng và có thể coi là một t liệu vận dụng trong quá trình giảng dạy nhằm mục đích củng cố sâu sắc hơn kiến thức đọc hiểu của học sinh, khả năng liên hệ đến thực tế và rèn thêm kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho các em.

Một phần của tài liệu Chuyên đề bồi dưỡng HSG 6789 (Có chất lượng) (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w