Một số công trình nghiên cứu về cây giống cao su 1 M ột số công trình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật ghép đến sinh trưởng, phát triển của cây cao su ở giai đoạn vườn ươm tại điện biên (Trang 39 - 40)

Viện nghiên cứu cao su Malaysia (RRIM) ñã khởi xướng việc nghiên cứu phát triển kỹ thuật ghép non cây cao su (1960) và ñạt ñược một số thành tựu ñáng kể. ðến năm 1985, Viện công bố ñã thực hiện thành công trên gốc ghép từ 2 – 4 tháng tuổi, phương pháp này có ưu ñiểm là rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí cho việc sản xuất cây giống.

Viện nghiên cứu cao su Sri Lanka (1994) phát triển kỹ thuật ghép cao su non và ứng dụng vào sản xuất cây giống ghép khi ñường kính thân gốc ghép ñạt ñến kích thước 0,3 cm (gốc ghép non) và ñường kính thân gỗ mắt ghép ñạt ñến kích thước 0,5 – 1,2 cm.

Theo kết quả nghiên cứu nhân giống cây con bằng phương pháp nuôi cây mô của Chen Xiongting và cộng sự (1998), Wang Zheyun và cộng sự

(2001) thì cây con sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô cho sản lượng cao hơn 10 – 35%, tốc ñộ sinh trưởng nhanh hơn 5% và thời gian mở miệng cạo

cũng sớm hơn 0,5 năm so với cây con sản xuất theo phương pháp ghép (truyền thống).

Mokwunnye M.U.B. và các cộng sự (2006) nghiên cứu các dòng vô tính cao su kháng gió tại trạm quan trắc viện nghiên cứu cao su Nigeria, kết quả cho thấy tỷ lệ thiệt hại do gió của các dòng vô tính biến thiên từ 2,23% (RRIM 707) ñến 8,05% (NIG 804). Những giá trị thấp này cho thấy nhìn chung các dòng vô tính ñều kháng gió. Tốc ñộ gió trung bình nhìn chung thấp (1,7 m/s) nên không gây thiệt hại có ý nghĩa trên cành, nhánh và thân. Tính mẫn cảm của tán ñối với gió quan trắc ñược là do sức nặng của tán. Không có trường hợp bật gốc ñáng kể nào ñược ghi nhận. Sản lượng mủ trong thời gian quan trắc cao.

Jean – Marie Eschbach và cộng sự (2006) cho rằng việc phát triển và sử

dụng vật liệu giống bằng cây ghép ở nông hộ sẽ ñáp ứng tốt với ñiều kiện kinh tế xã hội nâng cao sản lượng, thu nhập ổn ñịnh cho người nông dân Cameroon. Mặt khác, chi phí sản xuất giống cây ghép ở nông hộ thường thấp hơn giá mua ngoài thị trường.

Xin Lu, Jianhua Peng, Keli Zhang and Guixiu Huang (2007) ñã xác

ñịnh tính kháng bệnh Corynespora của các dòng vô tính cao su, kết quả thu

ñược các dòng vô tính khác nhau thì tính kháng bệnh Corynespora cũng khác nhau. Trong số 45 dòng vô tính tham gia thí nghiệm, có 13,3 – 17,8% dòng vô tính kháng bệnh, 66,7 – 73,4% mẫn cảm nhẹ và 11,1 – 17,8% mẫn cảm thật sự.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật ghép đến sinh trưởng, phát triển của cây cao su ở giai đoạn vườn ươm tại điện biên (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)