Ảnh hưởng của thời vụ ghép ñế n khả năng chống chịu bệnh của cây cao su ghép

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật ghép đến sinh trưởng, phát triển của cây cao su ở giai đoạn vườn ươm tại điện biên (Trang 61 - 64)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2.Ảnh hưởng của thời vụ ghép ñế n khả năng chống chịu bệnh của cây cao su ghép

cây cao su ghép

Trong những năm gần ñây, do tính bất ổn và diễn biến phức tạp của thời tiết nên cây cao su vốn ñã bị nhiễm bởi nhiều loại bệnh nay lại có chiều hướng gia tăng cả về chủng loại cũng như mức ñộ bệnh gây ra sự thiệt hại

không nhỏ cho ngành cao su trong cả nước. Tuy nhiên, từ các loại bệnh trên cây cao su có mặt tại Việt Nam, rất ít loại bệnh phổ biến khắp các vùng, còn lại chỉ giới hạn ở một số vùng. Mức ñộ bệnh cũng thay ñổi theo vùng và theo mùa trong năm phụ thuộc chủ yếu vào sự thay ñổi thời tiết, dòng vô tính, giai

ñoạn sinh trưởng của cây và các biện pháp phòng trị. Trong vườn ươm và vườn nhân, một số bệnh gây ra sự thất thoát ñáng kể số lượng cây giống, làm giảm tỷ lệ sống của mắt ghép dẫn ñến tăng giá thành sản xuất, chi phí phòng trị bệnh cũng rất tốn kém và việc quản lý vườn cây trở nên phức tạp. Trên cây cao su ghép ở vườn ươm tại ðiện Biên trong khuôn khổ ñề tài xuất hiện hai bệnh hại chính là bệnh phấn trắng và bệnh rụng lá mùa mưa.

Bệnh phấn trắng do nấm Oidium hevea Steinm gây ra, bệnh này xuất hiện ở tất cả các giai ñoạn sinh trưởng phát triển của cây cao su trong ñó có cả

giai ñoạn vườn ươm. ðây là loại bệnh khó phòng trừ có hiệu quả bằng hóa chất, bệnh thường xuất hiện trên diện rộng, lá từ 1 – 10 ngày tuổi rất mẫn cảm với bệnh. Tuy nhiên, mức ñộ gây hại của nấm bệnh thay ñổi tùy theo tuổi lá, tuổi cây, vùng, ñộ cao, các yếu tố môi trường và tính mẫn cảm của các dòng vô tính.

Bệnh rụng lá mùa mưa do nấm Phytophthora botryosa Chee gây ra, bệnh xảy ra trong mùa mưa và cũng xuất hiện ở tất cả các giai ñoạn sinh trưởng phát triển của cây cao su. Ở giai ñoạn vườn ươm nấm hại làm rụng cuống lá, gây chết chồi ghép và chết cây con, mức ñộ gây hại của bệnh tùy thuộc vào từng vùng và từng dòng vô tính, bệnh gây hại nặng trên các dòng vô tính RRIM 600, GT1, PR 261, thế nhưng bệnh lại ít gây hại ở các dòng Vân Nghiên 77-2 và 77-4 của Trung Quốc. Bệnh này có thể phòng trừ hiệu quả bằng thuốc Booc ñô 0,5% hoặc Ridomil 0,1 – 0,2%

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của thời vụ ghép ñến khả năng chống chịu bệnh hại của cây cao su ghép ñược thể hiện qua bảng 4.3

Bng 4.3: nh hưởng ca thi v ghép ñến mc ñộ nhim bnh ca cây cao su ghép Bnh phn trng Bnh rng lá mùa mưa Công thc Cp bnh (0-5) Mc ñộ nhim T l bnh (%) Mc ñộ nhim CT1 (ñ/c) 3 + + + 5,60 + + CT2 2 + + 0,89 + CT3 1 + 0,39 + CT4 1 + 0,00 -

Ghi chú : Mc ñộ nhim bnh: rt nh (+), nh (+ +), trung bình (+ + +)

Thời vụ ghép cao su khác nhau, chếñộ nhiệt ñộ, ñộẩm, ánh sáng khác nhau. Nhiệt ñộ cao kết hợp với ñộ ẩm lớn, thời tiết âm u tạo ñiều kiện cho nhiều bệnh hại phát triển. Trong ñiều kiện khí hậu ðiện Biên ghép vào tháng 3

ñến tháng 6 là lúc ñã bước vào mùa mưa, nhiệt ñộ và ñộ ẩm tăng dần qua các tháng, tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt ñộ ngày ñêm tương ñối cao, ñộ ẩm trung bình các tháng không cao lắm cùng với việc sử dụng các dòng vô tính kháng bệnh tốt và các biện pháp phòng trị bệnh thích hợp nên vườn ươm bị bệnh ít. Qua bảng 4.3, nhận thấy mức ñộ nhiễm bệnh phấn trắng ở thời vụ ghép các tháng là khác nhau. Tuy nhiên, mức ñộ nhiễm ở các công thức là không lớn lắm, biến ñộng từ mức rất nhẹ ñến trung bình. Công thức ñối chứng CT1 bị

nhiễm bệnh cao nhất ở mức trung bình (cấp bệnh 3), ñiều này có thể giải thích do chồi ghép của CT1 sinh trưởng phát triển kém nhất nên khả năng chống chịu bệnh phấn trắng kém, dễ mẫn cảm với bệnh hơn các công thức khác, ở

CT2 mức ñộ nhiễm bệnh nhẹ với cấp bệnh 2, còn ở các CT3 và CT4 mức ñộ

nhiễm bệnh rất nhẹ với cấp bệnh 1. Mặt khác, không riêng gì với bệnh phấn trắng, ở các công thí nghiệm còn bị nhiễm bệnh rụng lá mùa mưa với mức ñộ

từ không nhiễm ñến nhiễm rất nhẹ, CT1 bị nhiễm cao nhất nhưng cũng chỉở

mức ñộ nhẹ (tỷ lệ bệnh 5,6%), các CT2 và CT3 bị nhiễm bệnh rất nhẹ (tỷ lệ

bệnh lần lượt là 0,89%, 0,39%). ðặc biệt là CT4 chưa thấy xuất hiện bệnh rụng lá mùa mưa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật ghép đến sinh trưởng, phát triển của cây cao su ở giai đoạn vườn ươm tại điện biên (Trang 61 - 64)