Ảnh hưởng của thời vụ ghép ñế n sinh trưởng, phát triển của cây cao su ghép

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật ghép đến sinh trưởng, phát triển của cây cao su ở giai đoạn vườn ươm tại điện biên (Trang 56 - 61)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Ảnh hưởng của thời vụ ghép ñế n sinh trưởng, phát triển của cây cao su ghép

Thời vụ ghép là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng ñến sinh trưởng, phát triển của cây cao su nói chung, cây giống cao su giai ñoạn vườn ươm nói riêng. Thời vụ ghép khác nhau, chếñộ nhiệt ñộ, ñộẩm, lượng mưa, ánh sáng, … khác nhau từñó có ảnh hưởng lớn ñến sinh trưởng phát triển của cây cao su ghép. Trong ñiều kiện khí hậu ðiện Biên, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 ñến tháng 9 còn mùa khô kéo dài từ tháng 10 ñến tháng 3 năm sau (ñiều này thể

hiện rõ qua bảng 1 - phụ lục 1).

Theo Phạm Thị Dung, có thể tiến hành ghép cao su rải vụ từ tháng 2

ñến tháng 6 khi trời không có mưa và gốc ghép không bịướt. Thí nghiệm thời vụ trong ñề tài ñược chúng tôi bố trí ghép vào ngày 2 - 4 của các tháng 3, 4, 5, 6 năm 2010 trong ñiều kiện thời tiết trời quang mây, ít gió, có nắng nhẹ, nhiệt

ñộ trung bình 20 – 250C. Do việc bố trí thời vụ trong thí nghiệm thực hiện tương ñối muộn nên chúng tôi chỉ theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của các công thức CT1, CT2 ñược 4-5 tháng, còn các công thức CT3 và CT4 mới theo dõi ñược 3-4 tháng. ðể thống nhất ñồng ñều giữa các công thức,

chúng tôi ñưa ra tình hình sinh trưởng, phát triển của chồi ghép sau khi ghép

ñược 2 và 3 tháng.

4.1.1. nh hưởng ca thi v ghép ñến sinh trưởng, phát trin ca cây cao su ghép

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của thời vụ ghép khác nhau ñến sinh trưởng phát triển của chồi ghép sau ghép 2 tháng ñược thể hiện qua bảng 4.1

Bng 4.1: nh hưởng ca thi v ghép ñến sinh trưởng phát trin ca cây cao su ghép (sau ghép 2 tháng)

Công thc (thi v ghép) T l mt sng (%) ðường kính chi ghép (mm) Chiu cao chi ghép (cm) S lá mi (lá/chi) CT1 (Tháng 3–ñ/c) 75,00 3,09 18,88 6,33 CT2 (Tháng 4) 85,00 3,73 19,67 7,49 CT3 (Tháng 5) 81,67 3,69 19,43 6,93 CT4 (Tháng 6) 76,67 3,22 19,16 6,59 LSD0,05 - 0,87 0,19 0,73 CV% - 3,3 4,5 5,5

Qua bảng 4.1 nhận thấy thời vụ ghép vào các tháng khác nhau ảnh hưởng ñến sinh trưởng phát triển của cây cao su ghép khác nhau. Khi ghép cây vào những tháng không thuận lợi quá lạnh hoặc quá nóng; ñộ ẩm không khí, lượng mưa quá cao hay quá thấp ñều có ảnh hưởng không tốt ñến khả

năng sống và sinh trưởng của chồi ghép:

- Tỷ lệ mắt sống là chỉ tiêu ñầu tiên cho biết phần trăm số cây có mắt ghép sống trên tổng số cây có mắt ghép thiết kế, nó quyết ñịnh tới mức ñộ

ghép thành công cũng như ảnh hưởng ñến sinh trưởng của cây ghép sau này,

Công thức ñối chứng (CT1) ghép vào tháng 3 có tỷ lệ mắt sống thấp nhất (75%), các công thức CT2 ghép vào tháng 4 và CT3 ghép vào tháng 5 có tỷ lệ mắt sống cao hơn hẳn với tỷ lệ lần lượt là 85% và 81,67%. Vào tháng 3 thời tiết ở ðiện Biên vẫn còn khô hanh, nhiệt ñộ thấp trong khi ñó mưa hầu như chưa xuất hiện, nhựa cây lưu thông vẫn còn kém làm hạn chế khả năng chồng khít tượng tầng và sựñối ứng giữa mắt ghép và gốc ghép, dẫn ñến tỷ lệ

mắt sống thấp. ðối với CT4 ghép vào tháng 6, tỷ lệ mắt sống (76,67%) cao hơn so với CT1 không ñáng kể, ñiều này có thể giải thích sang tháng 6 nhiệt

ñộ rất cao trong khi ñó trời âm u, mưa lại xuất hiện nhiều với lưu lượng lớn làm cho ñộ ẩm không khí tăng cao, nhựa cây lưu thông quá mạnh kết hợp nhiệt ñộ và ñộ ẩm cao ñã làm cho tỷ lệ mắt sống giảm ñi rõ rệt so với 2 tháng trước ñó.

- ðường kính chồi ghép là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh kích thước phát triển theo chiều ngang của chồi. ðường kính tăng nhanh hay chậm phụ

thuộc vào mạch mủ và lớp tượng tầng. Mạch mủ là những ống nhỏ, chứa mủ

cao su chạy dọc thân và cành, từ gốc ñến ngọn còn tượng tầng là tầng sinh ra mô gỗ ở bên trong và mô libe ở bên ngoài làm cho ñường kính chồi tăng lên.

ðường kính chồi không chỉ liên quan ñến năng suất mủ sau này mà còn ảnh hưởng lớn tới khả năng chống ñổ gẫy của cây cao su do gió mạnh ở những nơi có ñộ cao nhưðiện Biên.

Các công thức CT2, CT3, CT4 có ñường kính chồi ghép lần lượt là 3,73 mm, 3,69 mm, 3,22 mm và ñều cao hơn công thức ñối chứng. ðiều này có thể giải thích sang các tháng 4, 5, 6 nhiệt ñộ và ñộẩm ngày một tăng thuận lợi cho chồi ghép tăng trưởng ñường kính. Tuy nhiên, sự chênh lệch ñường kính chồi ghép giữa các công thức vẫn chưa ñủ lớn, không có ý nghĩa ởñộ tin cậy 95%.

- Chiều cao chồi ghép là một chỉ tiêu quan trọng nói lên kích thước phát triển theo chiều dọc của chồi, sau này chồi sẽ phát triển thành thân chính của cây. Sinh trưởng chiều cao của chồi ghép có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành tầng tán và số lá mới trên chồi ghép cũng như tạo năng suất mủ

cao su sau này.

Chiều cao chồi ghép ở CT1 là 18,88 cm trong khi ở các công thức CT2, CT3, CT4 lần lượt là 19,67 cm, 19,43 cm, 19,16 cm. Sự chênh lệch chiều cao chồi ghép giữa các công thức là tương ñối lớn và ñều có ý nghĩa ở ñộ tin cậy 95%. ðặc biệt là giữa CT3, CT4 và CT1 có sự chênh lệch chiều cao lên tới 0,55 cm, 0,79 cm ở mức có ý nghĩa với LSD0,05 = 0,19.

- Số lá mới là một chỉ tiêu rất quan trọng biểu hiện khả năng sinh trưởng, phát triển của cây ñồng thời nó cũng phản ánh khả năng chống chịu sâu bệnh và ñiều kiện ngoại cảnh của cây. Cũng nhưở lá các cây trồng khác, dưới ánh sáng mặt trời, lá cây cao su có chức năng quang hợp và biến ñổi nhựa nguyên từ rễ lên thành nhựa luyện nuôi cây. Nhưng lá cao su còn có chứa nhiều mạch mủ nên còn có chức năng góp phần vào việc sinh tổng hợp mủ cao su là sản phẩm ta cần thu hoạch. Theo Nguyễn Khoa Chi (1999), lá cao su phát triển theo 5 giai ñoạn: mầm non nhú ra; mầm non mọc dài; lá non màu nâu tím, mềm và rủ xuống; lá lớn thêm, ñổi màu thành xanh nhạt nhưng vẫn còn rủ xuống; sau cùng là giai ñoạn ổn ñịnh, lá mọc ngang, xanh ñậm và cứng. Lúc này, cây ngừng mọc cao một thời gian rồi bắt ñầu mọc một tầng lá mới, chu kỳ mọc lá như vậy dài 1 – 2 tháng.

Số lá mới trên chồi ghép ít nhất là ở CT1 (6,33 lá), cao nhất là ở CT2 (7,49 lá). Các công thức CT3, CT4 có số lá mới là 6,59 lá, 6,93 lá. Như vậy, số lá mới ra trên chồi ghép cũng tăng theo quy luật tương tự ñường kính và chiều cao chồi ghép và có sự biến ñộng không lớn lắm ở mức có ý nghĩa với

LSD0,05 = 0,73. Ở ñây có sự sai khác giữa CT2 và CT1, CT4 là có thể tin cậy

ñược ở xác suất 95% còn sự sai khác giữa các cặp công thức còn lại là không

ñáng kể.

Tiếp tục theo dõi diễn biến sinh trưởng phát triển của cây cao su ghép theo thời vụ các tháng 3, 4, 5; ñến sau ghép 3 tháng thu ñược kết quả như sau:

Bng 4.2: nh hưởng ca thi v ghép ñến sinh trưởng phát trin ca cây cao su ghép (sau ghép 3 tháng)

Công thc (thi vghép) T l mt sng (%) ðường kính chi ghép (mm) Chiu cao chi ghép (cm) S mi (lá/chi) S tng lá (tng/chi) CT1 (ñ/c) 75,00 3,45 24,97 8,13 0,70 CT2 85,00 3,92 25,96 8,79 0,96 CT3 81,67 3,89 25,72 8,65 0,85 LSD0,05 - 0,81 0,24 0,21 0,39 CV% - 5,0 5,4 4,1 5,4

Từ bảng 4.2 có thể thấy rõ quy luật sinh trưởng phát triển của chồi ghép tương tự như quy luật thể hiện ở bảng 4.1. Sự sai khác về ñường kính chồi ghép giữa các công thức thí nghiệm biến ñộng từ 3,45 – 3,92 mm với LSD0,05 = 0,81, như vậy sự biến ñộng này là không ñáng kểở ñộ tin cậy 95%. Trái lại, sự chênh lệch về chiều cao chồi ghép, số lá mới ra giữa các công thức thí nghiệm thì lại thể hiện rất rõ nét, biến ñộng mạnh từ chiều cao 24,97 – 25,96 cm với LSD0,05 = 0,24, từ số lá mới 8,13 – 8,79 lá với LSD0,05 = 0,21.

Qua các tháng theo dõi, tỷ lệ mắt sống ở các công thức thí nghiệm rất

ổn ñịnh, hầu như không có mắt ghép nào bị chết còn ñường kính chồi ghép có sự tăng trưởng chậm, biến ñộng không nhiều. Tuy nhiên, chiều cao chồi ghép

có sự tăng trưởng theo quy luật, lúc ñầu sau khi mới cưa ngọn gốc ghép, chiều cao chồi ghép tăng trưởng rất nhanh ñến khi xuất hiện những lá mới ñầu tiên thì chiều cao chồi ghép tăng trưởng chậm dần. Sau khi tầng lá phát triển ổn

ñịnh thì chồi ghép chững lại một thời gian, sau ñó lại tăng trưởng nhanh, … Sự biến ñộng chiều cao chồi ghép giữa các công thức thí nghiệm khi tầng lá thứ nhất ổn ñịnh là tương ñối lớn và ñều có ý nghĩa ở ñộ tin cậy 95%.

Sau ghép 3 tháng, chúng tôi theo dõi thêm chỉ tiêu số tầng lá. ðây là chỉ tiêu quan trọng cho biết mức ñộ sinh trưởng và ổn ñịnh của chồi ghép ñể

xem cây giống ñã có thể xuất vườn ñược chưa. Người ta thường xuất vườn cây giống cao su khi tầng lá trên cùng của nó ñã ổn ñịnh. Trung bình cứ 20 – 25 ngày cây cao su lại ra 1 tầng lá mới và lại mất khoảng chừng ñó thời gian

ñể ổn ñịnh tầng lá ñó tùy theo từng dòng vô tính sinh trưởng mạnh hay yếu,

ñiều kiện sinh thái thích hợp nhiều hay ít. Qua bảng 4.2 cho thấy số tầng lá ở

các công thức ghép vào thời vụ các tháng khác nhau là khác nhau, ở CT1 có số tầng lá ít nhất (0,70 tầng), CT2 có số tầng lá cao nhất (0,96 tầng) còn ở

CT3 có số tầng lá là 0,85 tầng. Tuy nhiên, sự chênh lệch số tầng lá giữa các công thức là chưa ñủ lớn ở mức LSD0,05 = 0,39.

Như vậy, thời vụ ghép có ảnh hưởng ñến sinh trưởng phát triển của cây cao su ghép, trong ñó các chỉ tiêu tỷ lệ mắt sống, chiều cao chồi ghép và số lá mới ra chịu ảnh hưởng rõ nét còn chỉ tiêu ñường kính chồi ghép và số tầng lá thì chịu ảnh hưởng chưa rõ rệt ở ñộ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật ghép đến sinh trưởng, phát triển của cây cao su ở giai đoạn vườn ươm tại điện biên (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)