Hiện trạng chất thải sinh hoạt tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý rác thải rắn sinh hoạt tại các đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm – TP Hà Nội (Trang 45 - 47)

Phát sinh rác thải sinh hoạt ở Việt Nam

Mỗi năm, ở Việt Nam có hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Khoảng hơn 80% số này (tương đương 12,8 triệu tấn/ năm) là chất thải phát sinh từ các hộ gia đình, các nhà hàng, những khu chợ và khu kinh doanh [3].

Bảng 1.8. Thành phần rác thải phát sinh ở Việt Nam

Phát sinh RTSH (tấn/năm) - Toàn quốc - Các vùng đô thị - Các vùng nông thôn 12800000 6400000 6400000 Rác thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở CN (tấn/năm) 128400 Rác thải không nguy hại phát sinh từ các cơ sở CN (tấn/năm) 2510000 Rác thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở nông nghiệp (tấn/năm) 8600

Lượng phát sinh RTSH hàng ngày ( kg/người/ngày ) - Toàn quốc - Các vùng đô thị - Các vùng nông thôn 0,4 0,7 0,3 Thu gom rác thải (% trong tổng lượng phát sinh)

- Các vùng đô thị lớn - Các vùng nông thôn - Các vùng đô thị nghèo 71% < 20% 10 - 20% Số lượng các cơ sở tiêu huỷ rác thải

- Bãi rác và bãi chôn lấp không hợp vệ sinh - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh

74% 17%

( Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, 2004) Hiện nay, lượng CTRSH có xu hướng tăng lên đáng kinh ngạc. Theo số liệu thống kê năm 2002, lượng RTSH trung bình từ 0,6 – 0,9kg/người/ngày tại các đô thị lớn và 0,4 – 0,5kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ. Đến năm 2005 và đầu năm 2006, tỷ lệ đó đã tăng lên tương ứng là 0,9 – 1,2kg/người/ngày và 0,5 – 0,65 kg/người/ngày [4].

Tỷ lệ CTRSH tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%),…Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hang năm với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hang, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 – 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có hai đô thị nhưng tổng lượng

CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị.

Bảng 1.9. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam STT Loại đô thị Lượng CTRSH bình

quân (kg/người/ngày) Lượng CTRSH phát sinh Tấn/ngày Tấn/năm 1 Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000 2 Loại 1 0,96 1.885 688.025 3 Loại 2 0,72 3.433 1.253.045 4 Loại 3 0,73 3.738 1.364.370 5 Loại 4 0,65 626 228.490 Tổng 17.682 6.453.930

(Nguồn: Cục bảo vệ môi trường, 2008 [7])

Nhìn chung, lượng phát thải CTRSH bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với một số thành phố lớn trong khu vực như: Băng Cốc 1,6 kg/người, Singapose 2 kg/người [3].

Dự báo tổng lượng CTRSH phát sinh có thể tăng lên đến 25 triệu tấn vào năm 2010; 35 triệu tấn vào năm 2015 và 45 triệu tấn vào năm 2020 [18]. Thành phần các chất trong CTRSH đang có xu hướng giảm dần thành phần hữu cơ và tăng dần thành phần các chất khác khó phân huỷ và cường độ độc tính cao. Xu thế này do đời sống ngày càng được cải thiện dẫn đến những thay đổi mẫu hình tiêu thụ ở các trung tâm đô thị lớn của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý rác thải rắn sinh hoạt tại các đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm – TP Hà Nội (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w