Hệ thống quản lý RTRSH tại huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý rác thải rắn sinh hoạt tại các đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm – TP Hà Nội (Trang 69 - 72)

- Đa số các đô thị và khu công nghiệp chưa có quy hoạch bãi chôn lấp rác thải

3.2.2.1. Hệ thống quản lý RTRSH tại huyện Gia Lâm

Cơ cấu tổ chức quản lý RTRSH tại huyện Gia Lâm được thể hiện trong sơ đồ sau:

Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống quản lý RTSH trên địa bàn Huyện Gia Lâm

UBND Huyện Gia Lâm: thực hiện, chỉ đạo, chủ trương, nhiệm vụ của ủy ban nhân dân Thành phố, Đảng uỷ Huyện Gia Lâm; đồng thời có vai trò chỉ đạo, kiểm tra giám sát UBND các Thị trấn, xã, xí nghiệp môi trường đô thị thực hiện

UBND Huyện Phòng TN &MT XNMTĐT Gia Lâm HTX dịch vụ nông nghiệp Tổ vệ sinh CTR Đội vệ sinh UBND Thị Trấn, Xã Ban quản lý dự án Tổ vệ sinh

công tác duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn Huyện.

Ban quản lý dự án Huyện Gia Lâm là chủ đầu tư về vệ sinh môi trường, giải quyết các vấn đề về VSMT, giao thông, thoát nước, hệ thống chiếu sáng và cây xanh. Ban quản lý dự án Huyện Gia Lâm ký hợp đồng thực hiện giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán đối với xí nghiệp môi trường đô thị (XNMTĐT).

XNMTĐT Huyện Gia Lâm: được thành lập năm 1994, là đơn vị thực hiện đặt hàng cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường (VSMT) trên địa bàn Huyện Gia Lâm. XNMTĐT Huyện Gia Lâm thực hiện những công việc sau: duy trì vệ sinh tại khu vực đô thị và các xã; công tác quản lý duy tu hệ thống thoát nước; công tác quản lý duy tu các tuyến đường giao thông liên xã; công tác quản lý duy tu hè phố; công tác quản lý duy trì hệ thống chiếu sáng.

XNMTĐT Huyện gồm có 4 đội vệ sinh, trong đó đội 1- đội 3 làm công tác duy trì vệ sinh; đội 4 làm công tác duy trì giao thông và thoát nước. Các đội được chia thành các tổ vệ sinh. Các đội hưởng lương theo cơ chế giao khoán, cơ bản tự chủ về nhân công lao động. Mỗi đội có một đội trưởng và một thu phí vệ sinh là lao động gián tiếp, có chức năng kiểm tra, giám sát và đôn đốc các công việc trong đội.

Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện: cơ quan tham mưu cho ủy ban nhân dân Huyện và các xã về công tác quản lý tài nguyên và môi trường.

Ủy ban nhân dân các xã, Thị trấn: có trách nhiệm đề ra chương trình một cách cụ thể, tiến hành đánh giá đúng thực trạng về tình hình quản lý rác thải từng tổ dân phố, từng cụm dân cư, rà soát lại đối tượng đã giao rác cho đơn vị VSMT, dự kiến số lượng rác thải quản lý hàng ngày để thống nhất với XNMTĐT Huyện Gia Lâm đưa đi xử lý.

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp: thuộc sự quản lý của ủy ban nhân dân các xã chưa có sự tham gia vào công tác quản lý RTRSH của XNMTĐT. Thành viên hợp tác xã gồm các vệ sinh viên (VSV) được chia thành từng tổ vệ sinh có nhiệm vụ thu gom rác, vận động người dân cùng tham gia thực hiện vệ sinh công cộng. Lương của những VSV này lấy từ việc thu phí của các hộ gia đình.

Dựa trên mô hình hệ thống quản lý RTRSH của huyện Gia Lâm, các khu vực đô thị của huyện cũng phối hợp được các cơ quan, đoàn thể, phân cấp được chức năng, nhiệm vụ của các cấp trong hoạt động quản lý chất thải và được thể hiện trong sơ đồ sau:

Hình 3.2. Hệ thống quản lý RTSH tại các xã, thị trấn

* UBND xã, thị trấn xây dựng kế hoạch quản lý chất thải tại xã, thị trấn trình UBND Huyện phê duyệt và hợp đồng với XNMTĐT Huyện Gia Lâm vận chuyển, xử lý. Đồng thời, UBND xã, thị trấn phối hợp với tổ vệ sinh để ra thông báo đến từng người dân về: thời gian thu nhận rác, mức thu tiền rác hàng tháng theo quy định của nhà nước.

* Mặt trận và đoàn thể địa phương:

- Mặt trận tổ quốc đưa công tác VSMT là một trong các nội dung chính để xây dựng tổ văn hóa mới, có kế hoạch chỉ đạo và đôn đốc thực hiện.

UBND Xã, Thị trấn Mặt trận và đoàn thể địa phương Hộ dân Bãi rác Kiêu Kỵ Tổ vệ sinh Nơi công cộng Cơ quan Điểm tập kết rác

- Hội phụ nữ: vừa là đối tượng, vừa là chủ thể quan trọng của công tác BVMT, làm nòng cốt trong công tác rác thải ở địa phương.Cụ thể như sau: đưa nội dung giải quyết rác thải trở thành nội dung chính trong sinh hoạt từ chi hội cơ sở đến xã, thị trấn hội, thành tiêu chuẩn thi đua xây dựng gia đinh văn hóa; kết hợp với XNMTĐT Huyện tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên một cách thường xuyên; phát động và duy trì làm vệ sinh trước và chung quanh nhà hội viên hàng tuần (chương trình sáng vệ sinh thứ 7); tham gia tổng dọn vệ sinh nơi công cộng; giám sát hoạt động của tổ VSMT.

- Đoàn thành niên: tổ chức đội tình nguyện xanh, các tuyến đường thanh niên tự quản... hoạt động vào ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần về giải quyết rác nơi công cộng; tổ chức tuyên truyền công tác rác thải; tuần tra và phát giác các trường hợp đổ rác bừa bãi với UBND.

* Tổ vệ sinh

- Các hộ dân: thực hiện việc gom rác trong gia đình dựng vào các dụng cụ chứa và đổ rác theo đúng quy định.

- Cơ quan: tập kết rác tại vị trí thỏa thuận và giao cho người thu nhận.

- Nơi công cộng: các tuyến đường phố do XNMTĐT huyện đảm nhận việc duy trì VSMT; các tụ điểm do đoàn thể đảm nhận công tác duy trì VSMT và giao rác cho người thu gom.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý rác thải rắn sinh hoạt tại các đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm – TP Hà Nội (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w