Hiện trạng quản lý rác thải rắn sinh hoạt tại các khu đô thị trên địa bàn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý rác thải rắn sinh hoạt tại các đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm – TP Hà Nội (Trang 72 - 84)

- Đa số các đô thị và khu công nghiệp chưa có quy hoạch bãi chôn lấp rác thải

3.2.2.3.Hiện trạng quản lý rác thải rắn sinh hoạt tại các khu đô thị trên địa bàn

huyện Gia Lâm

* XNMTĐT Gia Lâm là đơn vị cung ứng dịch vụ VSMT chuyên nghiệp nhất

hoạt động trên địa bàn có nhiệm vụ duy trì vệ sinh đường phố, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt, duy trì thoát nước, quản lý và duy trì hệ thống chiếu sáng, trồng tỉa cây xanh...

Công ty hoạt động dưới dạng doanh nghiệp làm dịch vụ, phục vụ lợi ích công cộng.

Từ ngày 28/05/2013 theo Quyết định số 2878/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội, Xí nghiệp Môi trường Đô thị Gia Lâm sáp nhập vào công ty TNHH Nhà nước MTV Môi trường Đô thị Hà Nội nên cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp chủ yếu dựa trên nền tảng mô hình cơ cấu tổ chức của công ty, tuy nhiên với hình thức quy mô gọn nhẹ hơn để đáp ứng được với tình hình thực tế.

Xí nghiệp Môi trường đô thị được tổ chức hoạt động theo sơ đồ cơ cấu sau:

Hình 3.3. Tổ chức bộ máy của xí nghiệp môi trường đô thị Gia Lâm

Hoạt động cụ thể như sau:

* Công tác phân loại:

Trước năm 2004, khi Huyện Gia Lâm chưa tách ra 10 xã và 3 Thị trấn để

PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH ĐỘI XE CÔNG TY MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI

GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ GIA LÂM

PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH SXKD Phòng kế hoạch, vật tư Phòng kiểm

tra, giám sát Phòng tài chính, kế toán Phòng tổ chức hành chính Văn phòng đội xe Tổ thu gom + VSCC ĐỘI XE

thành lập Quận Long Biên, XNMTĐT đã phối hợp với Hội phụ nữ Huyện và chính quyền các Thị trấn Sài Đồng, Yên Viên, Đức Giang tiến hành phân loại rác thành 2 thùng khác nhau ngay tại hộ gia đình. Thời gian thực hiện từ 06/2001 đến 2003. Tuy nhiên dự án này chỉ duy trì được hơn 1 năm. Nguyên nhân là do chi phí thu gom và vận chuyển rác thải tăng vì sau khi phân loại phải có 2 xe riêng vận chuyển từng loại rác.

Từ năm 2004 đến 2009, trên địa bàn Huyện chưa tiến hành phân loại rác tại bất cứ khu vực nào. Rác thải chủ yếu được mang chôn lấp tại bãi Kiêu Kỵ.

Huyện Gia Lâm đã có đề án tiến hành việc phân loại rác. Đề án được giao cho XNMTĐT nghiên cứu và phối hợp với các phòng ban chức năng, đặc biệt là Hội phụ nữ để thực hiện với tổng kinh phí dự kiến khoảng 2 tỷ. Đề án bắt đầu được thực hiện từ ngày 10/10/2009 trên địa bàn của Thị trấn Trâu Quỳ, xã Dương Xá và xã Cổ Bi. Đây là các khu vực đã tổ chức được mô hình quản lý VS tương đối tốt và bài bản; bên cạnh đó lại có tốc độ đô thị hoá diễn ra tương đối nhanh, trình độ dân trí khá cao nên thuận lợi cho công tác truyền thông về việc phân loại rác tại nguồn. Sau đó, mô hình này sẽ được nhân rộng ra các khu vực khác của Huyện, góp phần quan trọng trong việc hình thành tập quán sinh hoạt thân thiện với môi trường cho người dân.

Đến nay, trên địa bàn huyện Gia Lâm mới chỉ có 5 xã và 1 thị trấn (bao gồm xã Kiêu Kỵ và thị trấn Trâu Quỳ) đã triển khai thực hiện được công tác phân loại rác thải từ hộ gia đình thành rác vô cơ và hữu cơ, thị trấn Yên Viên chưa được triển khai. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, công tác phân loại còn gặp nhiều khó khăn. Theo đánh giá chung thì khu vực xã Kiêu Kỵ tuy là khu vực nằm ở xa trung tâm huyện Gia Lâm nhưng công tác phân loại được duy trì một cách khá tốt, nếu hộ gia đình nào không thực hiện phân loại rác thì VSV sẽ không thu gom của hộ gia đình đó. Trong khi đó khu vực thị trấn Trâu Quỳ là trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội của cả huyện nhưng do thành phần xã hội phức tạp, thêm vào đó các công trình xây dựng khá nhiều nên việc quản lý phân loại rác còn loảng lẻo, ý thức phân loại nhiều hộ còn chưa cao. Chính vì vậy cần có những biện pháp quản lý đặc thù áp dụng cho khu vực này. Rác thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn sau khi thu gom sẽ được chuyển tới bãi chôn lấp lọc bỏ nốt thành phần có thể tái chế và được chuyển tới các ô chôn lấp có đánh dấu để thuận tiện cho công tác quản lý.

Những hoạt động hàng ngày của các hộ gia đình như: - Tái sử dụng những chai, lọ sạch

- Tích trữ chất thải có khả năng tái chế như kim loại, giấy, đồ nhựa…để bán cho cơ sở thu mua phế liệu.

- Hoạt động thu nhặt rác trên đường phố.

- Để riêng chai lọ nhựa, lon bia,…vào túi, bao của nhân viên thu gom rác. Những hoạt động trên cũng góp phần phân loại tại nguồn các chất thải có khả năng tái chế.

* Công tác thu gom, vận chuyển

- Khu vực đô thị gồm 2 Thị trấn là Yên Viên và Trâu Quỳ, cùng với một số tuyến đường chính của Huyện như: Kiêu Kỵ, Ỷ Lan, Nguyễn Đức Thuận, Ngô Xuân Quảng, Cổ Bi, Phan Đăng Lưu, Hà Huy Tập, dốc cầu Đuống, đường qua khu công nghiệp Phú Thị, Phố Keo, đường Ninh Hiệp, đường Yên Thường, đường Dương Quang, đường Đa Tốn, cầu vượt Phú Thị do XNMTĐT duy trì vệ sinh; và ngân sách Huyện thanh toán 100% kinh phí vận chuyển rác.

- Khu vực đang phát triển đô thị được hỗ trợ vận chuyển rác về xử lý tại Kiêu Kỵ. Năm 2007, xí nghiệp hỗ trợ vận chuyển rác về bãi Kiêu kỵ cho 5 xã là Cổ Bi, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Đa Tốn, Đông Dư. Năm 2008 hỗ trợ vận chuyển rác cho 5 xã Phú Thị, Đặng Xá, Bát Tràng, Ninh Hiệp, Yên Viên. Từ 01/01/2009 tiếp tục thực hiện vận chuyển cho 5 xã là Phù Đổng, Đình Xuyên,Yên Thường, Dương Hà, Kim Sơn theo đề án xã hội hoá công tác VSMT trên địa bàn Huyện.

Trong đó 2 xã Kiêu Kỵ và Đa Tốn các tổ vệ sinh do xí nghiệp quản lý. Các xã còn lại, các tổ vệ sinh này do ủy ban nhân dân xã, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoặc các thôn quản lý. Hiện nay, lực lượng này đã đáp ứng được yêu cầu thu gom rác nhà dân, còn công tác duy trì quét dọn các tuyến đường thì do nguồn kinh phí còn eo hẹp nên chỉ thực hiện ở mức hạn chế. Tuy nhiên, việc được hỗ trợ vận chuyển rác về xử lý tại bãi Kiêu Kỵ đã góp phần nâng cao chất lượng công tác duy trì vệ sinh, khắc phục được tình trạng bức xúc trong vấn đề bố trí bãi chôn lấp rác thải tạm thời của các địa phương này, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống

của người dân.

- Khu vực các xã còn lại bao gồm: Trung Màu, Kim Lan, Văn Đức, Lệ Chi, Dương Quang chưa được xí nghiệp hỗ trợ vận chuyển rác. Công tác duy trì vệ sinh theo hướng xã hội hoá, các tổ vệ sinh do chính quyền địa phương quản lý. Nguồn kinh phí chủ yếu lấy từ nguồn thu phí vệ sinh của các hộ trong xã. Mức phí phổ biến là 1.500đ/người/tháng; tỷ lệ thu đạt trung bình 83,7%. Các xã này nằm trong lộ trình tới năm 2015 sẽ được Xí nghiệp môi trường đô thị Gia Lâm tiếp nhận, quản lý công tác duy trì vệ sinh môi trường.

Hiện nay, tất cả các xã trên địa bàn huyện đã tổ chức được lực lượng vệ sinh viên thực hiện công tác thu gom rác thải tới từng ngõ xóm. Tổng số vệ sinh viên do các xã đang quản lý là: 347 người.

Nhân sự và trang bị của các đơn vị thu gom, vận chuyển RTRSH của 3 khu vực nghiên cứu thể hiện bảng 3.7:

Số lượng xe đẩy tay được trang bị phụ thuộc vào lượng rác từng khu vực, khu vực thị trấn Trâu Quỳ được trang bị nhiều nhất là 27 xe có dung tích 0,4 m3/xe. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mỗi khu vực sẽ được 2 xe chuyên dụng có dung tích chứa 8m3/xe luân phiên nhau vận chuyển rác tới khu vực xử lý chôn lấp, nếu phát sinh sẽ được điều thêm xe.

Trên các tuyến đường, tuyến phố các khu đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm vẫn chưa được trang bị thùng rác công cộng phục vụ việc thu gom rác nơi công cộng của người dân, mới chỉ có thùng rác thu gom trong các cơ quan nhà nước, trường học, công sở.

Mỗi năm các VSV được bảo hộ lao động 2 bộ quần áo nhựa, 1 mũ bảo hộ lao động nhựa, 6 cái khẩu trang, 4 đôi gang tay, 1 đôi giày vải, 1 áo lưới phản quang. Được phân dụng cụ lao động gồm xe, chổi, xẻng theo tổ, trung bình mỗi người 5 cái chổi và 1 cái xẻng.

Bảng 3.7. Nhân sự và trang bị của đơn vị thu gom, vận chuyển CTRSH

Nhân sự và thiết bị Số lượng

Yên Viên Trâu Quỳ Kiêu Kỵ

2. Thiết bị thu gom

Xe đẩy tay (dung tích 0,4 m3/xe) 22 27 21

Xe chuyên dụng (dung tích 8 m3/xe) 2 2 2

Thùng rác công cộng (dung tích 240 lít) 0 0 0

Máy ủi, máy xúc 0 0 4

3. Dụng cụ thu gom

Chổi (cái/người/năm) 5

Xẻng (cái/người/năm) 1

4. Bảo hộ lao động

Quần áo (bộ/người/năm) 3

Khẩu trang (cái/người/năm) 6

Găng tay (đôi/ người/năm) 4

Giày (đôi/ người/năm) 1

Nguồn: Công ty Cổ phần môi trường đô thị Gia Lâm (2012)

- Khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn cả huyện khoảng 200 tấn/ngày, tuy nhiên khối lượng thu gom chỉ đạt khoảng 170 tấn/ngày trong đó khối lượng vận chuyển về bãi rác Kiêu Kỵ đạt trung bình 80 tấn/ngày. Phần còn lại khoảng 90 tấn/ngày một phần được vệ sinh viên thu gom đổ rác bãi rác lộ thiên tại địa phương, một phần nhân dân đổ bừa bãi quanh khu vực dân cư.

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện còn tồn tại 34 bãi chôn lấp rác lộ thiên không đảm bảo vệ sinh môi trường, cụ thể như xã Dương Quang 9 điểm, Phù Đổng 8 điểm, Kim Sơn 7 điểm, Lệ Chi 4 điểm…

- Hầu hết, các hộ gia đình tập trung rác hàng ngày vào dụng cụ chứa rác của gia đình để nhân viên vệ sinh đến thu gom. Tuy nhiên, vẫn có một số hộ gia đình đặc biệt tại các xóm trọ, rác không được thu gom vào các dụng cụ chứa rác mà vứt rác bừa bãi ven đường hoặc có thu gom vào dụng cụ chứa rác nhưng đến giờ nhân viên thu gom rác chuẩn bị đi thu gom thì họ đổ thẳng ra ven đường. Đây là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác thu gom RTSH tại các khu vực đô thị.

- Việc tổ chức thu gom rác thải tùy thuộc vào đặc thù từng khu vực đô thị, thường tổ chức thu gom 1 – 2 lần/ngày. Hàng ngày, từng công nhân sẽ đến các địa bàn được phân công tiến hành thu gom, vận chuyển rác về các điểm tập kết rác thải.

- Công nhân thu gom rác thủ công bằng xe gom đồng thời thực hiện việc quét hè, quét đường, tua vỉa gốc cây, cột điện. Mỗi công nhân phải thu gom 5 -6

xe đẩy/ca. Sau khi đầy đẩy xe ra điểm tập kết theo quy định. Riêng đối với xã Kiêu Kỵ đang thực hiện việc phân loại rác từ các hộ gia đình thì quy trình thu gom tương tự tuy nhiên việc thu gom, vận chuyển rác hữu cơ thực hiện trong các ngày thứ 2,4,6 và chủ nhật trong tuần. Các ngày còn lại thu gom rác vô cơ.

- Việc vận chuyển rác về bãi rác Kiêu Kỵ thực hiện bằng xe chuyên dùng hợp vệ sinh.

- Công tác duy trì vệ sinh môi trường bằng thủ công được thực hiện 05 hạng mục công việc theo đúng quy trình công nghệ, đảm bảo chất lượng tương đương khu vực nội thành.

- Công tác duy trì vệ sinh môi trường bằng cơ giới được thực hiện 02 hạng mục công việc trên một số tuyến đường, phố chính của huyện là tưới nước rửa đường và quét đường hút bụi.

Tuy nhiên hiện tại các phương tiện thu gom một số đã cũ, hỏng nhưng không có đủ kinh phí để trang bị mới cho VSV. Lượng rác thu gom được chôn lấp tại các ao, hồ, thùng đấu bỏ hoang, sau đó được lấp bằng đất hoặc cát. Do diện tích đất ngày càng thu hẹp nên các khu vực trên địa bàn đều rất khó khăn trong việc bố trí địa điểm chôn lấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.4. Công tác thu gom, vận chuyển RTRSH của Xí nghiệp MTĐT Gia Lâm

* Tỷ lệ thu gom trên toàn Huyện

Theo tính toán của XNMTĐT Huyện Gia Lâm thì tỷ lệ thu gom rác tại các khu vực đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm từ 90 – 95%.

* Quá trình xử lý

Rác thải sau khi được thu gom sẽ được vận chuyển về bãi rác Kiêu Kỵ. Rác thải Tập kết tại các bãi tập kết rác Thu gom thủ công Gắp, xúc lên xe cơ giới Vận chuyển Bãi chôn lấp rác thải

Năm 1998, XNMTĐT đã triển khai đầu tư dự án bãi chôn lấp, xử lý phế thải Kiêu Kỵ với kinh phí 10,7 tỷ đồng. Năm 1999, do sự cố của bãi rác Nam Sơn, bãi rác Kiêu Kỵ được đưa vào sử dụng tiếp nhận hơn 28000 tấn rác của thành phố Hà Nội về xử lý. Từ tháng 1/2000 đến 2008 thực hiện chôn lấp rác thải cho huyện Gia Lâm và Quận Long Biên (Quận Long Biên chỉ trong thời gian từ tháng 1/2004 - 3/2006). Bắt đầu từ 01/01/2009, nhà máy xử lý rác hữu cơ thành mùn hữu cơ sinh học với công nghệ hiếu khí cưỡng bức không làm phát sinh nước rác bắt đầu được hoạt động. Đây là công trình góp phần giảm thiểu đáng kể lượng rác hữu cơ gây ô nhiễm chính của bãi Kiêu Kỵ và giảm thiểu lượng nước rác phát sinh.

Hiện nay, khu xử lý rác Kiêu Kỵ cơ bản đã được đầu tư đồng bộ do vậy đáp ứng yêu cầu xử lý 100% khối lượng rác thải được vận chuyển về bãi theo đúng quy trình đảm bảo hạn chế thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh. Khối lượng xử lý và chôn lấp trung bình hiện nay tại bãi rác Kiêu kỵ là : 184 tấn/ngày.

Với công suất thiết kế, khu xử lý rác thải Kiêu Kỵ có thể tiếp nhận 250 tấn/ngày.Tuy nhiên theo tính toán trên lý thuyết đến hết năm 2015 khu xử lý rác thải Kiêu Kỵ sẽ phải đóng cửa do hết diện tích chôn lấp.

* Kinh phí thực hiện

- Từ năm 2010 trở về trước ngân sách huyện cấp 80% kinh phí vận chuyển và 100% kinh phí xử lý rác, hang năm hỗ trợ xe gom rác, bảo hộ lao động cho vệ sinh viên.

- UBND các xã tự chi trả 20% chi phí vận chuyển và lương cho vệ sinh viên chủ yếu bằng nguồn thu phí vệ sinh. Mức chi trả từ 400.000 đồng đến 1.700.000 đồng/người/tháng, gồm có: 13/20 xã có mức chi trả cho vệ sinh viên dưới 1.000.000 đồng/người/tháng, còn lại 7 xã chi trả trên 1.000.000 đồng/người/tháng trong đó có 2 xã Kiêu Kỵ và Đa Tốn do Xí nghiệp Môi trường đô thị Gia Lâm quản lý.

3.2.3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý RTRSH tại các khu vực đô thị của huyện Gia Lâm

địa bàn huyện

Theo kết quả phiếu điều tra về việc xả thải rác đúng nơi quy định, trong tổng số 150 phiếu điều tra trên địa bàn 3 khu vực: Thị trấn Trâu Quỳ, thị trấn Yên Viên, và khu vực trung tâm dịch vụ xã Kiêu Kỵ có:

110 phiếu: Đổ rác đúng nơi quy định và vận động những người xung quanh cùng thực hiện.

24 phiếu: Nghiêm túc thực hiện đổ rác đúng nơi quy định. 16 phiếu: Đổ rác đúng nơi quy định khi có điểm đổ rác hợp lý.

Không có phiếu nào chọn vứt rác bất cứ chỗ nào thấy tiện và không quan tâm tới việc đổ rác đúng nơi quy định.

Qua biểu đồ 3.2 cho thấy nhận thức người dân trong vấn đề xả thải rác ngày

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý rác thải rắn sinh hoạt tại các đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm – TP Hà Nội (Trang 72 - 84)