Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của Huyện Gia Lâm [13]

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý rác thải rắn sinh hoạt tại các đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm – TP Hà Nội (Trang 58 - 69)

- Đa số các đô thị và khu công nghiệp chưa có quy hoạch bãi chôn lấp rác thải

3.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của Huyện Gia Lâm [13]

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Gia Lâm là một huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thành phố Hà Nội. Từ ngày 01/01/2004, Huyện Gia Lâm tách ra 10 xã và 3 thị trấn để thành lập Quận Long Biên, nay còn 20 xã và 2 thị trấn có địa giới hành chính như sau:

Phía Bắc giáp Quận Long Biên, Huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh. Phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên.

Phía Tây giáp Quận Long Biên và Quận Hoàng Mai. Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.

Huyện Gia Lâm có tổng diện tích tự nhiên 114,79084 km2, dân số 246.474 người, mật độ dân số trung bình là 2147 người/km2 (theo số liệu thống kê đến năm 2012).

Gia Lâm có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông nối liền các tỉnh phía Bắc và thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, tạo nên tam giác kinh tế phía Bắc. Vì có vị trí thuận lợi nên huyện có nhiều khả năng giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các tỉnh khác trong cả nước, phát triển đô thị và các khu công nghiệp.

Gia Lâm bị chia cách với các quận nội thành cũ của Hà Nội bởi sông Hồng. Đến năm 2007, huyện đã được trực tiếp nối với nội thành Hà Nội bởi cây cầu Thanh Trì tạo nên lợi thế lớn trong việc giao lưu kinh tế, chính trị với khu vực trung tâm.

b) Đặc điểm địa hình

Địa bàn huyện Gia Lâm thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình khá bằng phẳng, độ cao trung bình từ 2m - 3m so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc qua Đông Bắc xuống Đông Nam theo hướng của dòng chảy sông Hồng.

c) Đặc điểm về thổ nhưỡng

Do thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nên đất đai của huyện Gia Lâm phần lớn là đất phù sa do sông Hồng bồi đắp.

Đất phù sa chia làm 2 loại chính là:

- Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm: Diện tích đất này chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện và được phân bố khắp các xã trong đê. Đất đai có địa hình vàn hoặc vàn cao, có phản ứng chua đến trung tính, thành phần chủ yếu là đất thịt, loại đất này phù hợp với sản xuất lúa nước và các loại cây màu.

- Đất phù sa được bồi đắp hàng năm: Diện tích này chiếm khoảng 14%, có phản ứng trung tính, ít chua, thành phần cơ giới thay đổi từ thịt nhẹ đến thịt. Diện tích này nằm ở ngoài đê, bị ngập vào mùa mưa lũ nên cây trồng chủ yếu là các loại cây hoa màu, cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, rau các loại.

Ngoài ra còn có đất cát chiếm 1,23% tổng diện tích tự nhiên, phần lớn nằm ở ngoài bãi sông Hồng và sông Đuống. Đó là những bãi nổi hàng năm bị ngập nước về mùa mưa và hạn về mùa khô nên khả năng sử dụng thấp.

d) Đặc điểm khí hậu

Gia Lâm mang đặc trưng sắc thái của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 92% tổng lượng mưa trong năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa thấp và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, thời kỳ đầu thường khô hanh nhưng đến nửa cuối đông thường ẩm ướt. Hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu với đặc điểm khí hậu ôn hòa, mát mẻ.

Nhiệt độ trung bình năm là 23oC. Nhiệt độ cao nhất là 39oC, thường là vào tháng 7 và tháng 8. Tháng 12 và tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất là 8oC. Độ ẩm bình quân hàng năm khoảng 82%. Lượng mưa trung bình 1400 – 1600 mm.

e) Hệ thống thủy văn

Chế độ thủy văn của Huyện chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống sông Hồng và sông Đuống. Hai con sông này cung cấp lượng nước rất lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày cho nhân dân trong Huyện. Tuy nhiên,

vào mùa mưa lũ, mực nước hai con sông này dâng lên cao gây ngập lụt cho một số khu vực đất bãi ven sông, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân các xã ven đê.

Nhìn chung, khí hậu thủy văn của huyện Gia Lâm có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, cho phép có thể gieo trồng nhiều mùa vụ trong năm với nhiều loại cây trồng phong phú đa dạng cho chất lượng và giá trị kinh tế cao. Ngoài ra cũng thuận lợi cho phát triển cơ sở hạ tầng, vận chuyển hàng hóa và tham quan, du lịch.

f) Động - Thực vật

- Thực vật: Đất đai của huyện Gia Lâm được đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp từ lâu đời nên thảm thực vật tự nhiên ở đây không còn nữa. Các loại cây trồng chủ yếu trong huyện là: Cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau màu và cây ăn quả khác.

- Động vật: Chủ yếu là lợn, trâu bò, gia cầm.

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của huyện Gia Lâm

- Thuận lợi: Do Huyện Gia Lâm có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tuyến

đường giao thông, nhất là các tuyến đường giao thông đường bộ rất phát triển (quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 181, quốc lộ 179, quốc lộ 3), có tuyến đường sắt nối liền giữa Hà Nội và các tỉnh phía Bắc chạy qua. Giao thông đường thủy có sông Hồng và sông Đuống. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu hàng hóa giữa Hà Nội nói chung và Gia Lâm nói riêng với các tỉnh lân cận. Có thể nói, đây là một thế mạnh của Huyện.

Bên cạnh đó, với địa hình đất đai tương đối đồng nhất, bằng phẳng, hệ thống thủy lợi đảm bảo được việc tưới tiêu chủ động, đất đai phì nhiêu phù hợp với sản xuất nông nghiệp và trên địa bàn Huyện có nhiều làng nghề. Vì vậy, đời sống của nhân dân cũng được nâng lên.

- Khó khăn: Tình trạng sử dụng đất không hợp lý, kém hiệu quả vẫn diễn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ra, vấn đề ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn. Do vậy việc quản lý và sử dụng đất một cách hợp lý và tiết kiệm là nhiệm vụ rất cấp thiết.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a) Kinh tế:

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ, theo hướng: Công nghiệp - xây dựng là 54,16 %; Thương mại - dịch vụ là 28 %; Nông - lâm nghiệp - Thuỷ sản là 17,84 %.

Trên địa bàn huyện có trên 100 đơn vị hành chính sự nghiệp, hơn 1000 doanh nghiệp và khoảng 10.000 hộ sản xuất kinh doanh cá thể.

b) Dân cư:

Theo số liệu thống kê đến năm 2012 thì diện tích, dân số, mật độ dân số của huyện Gia Lâm như sau:

Bảng 3.1: Diện tích - Dân số - Mật độ dân số Huyện Gia Lâm

STT Tên đơn vị hành chính Diện tích (Km2) (Người)Dân số (Người/kmMật độ 2)

Toàn huyện 114,79084 246.474 2147

1 TT Yên Viên 1,01646 13.748 13.525

2 TT Trâu Quỳ 7,24784 21.761 3.002

3 Kiêu Kỵ 5,61019 11.618 2.070

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Gia Lâm)

Qua bảng 3.1 cho thấy: mật độ dân cư trung bình trên toàn Huyện là 2147 người/km2, sự phân bố dân số giữa các khu vực trong Huyện không đồng đều, Thị trấn Yên Viên mật độ dân số cao nhất là 13.525 người/km2. Các xã còn lại có mật độ dân số thấp hơn. Mật độ dân số không đồng đều gây trở ngại trong công tác quản lý nói chung.

Trên địa bàn Huyện hiện nay, dân cư làm nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao. Người dân sống tập trung thành từng thôn, xóm; mặt bằng dân trí ở mức trung bình, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chắp vá đã gây khó khăn cho công tác duy trì vệ sinh môi trường.

c) Giáo dục - Y tế - Văn hoá:

Trên địa bàn Huyện hiện nay có trên 80 trường học và một số trường cao đẳng, đại học.

Về y tế: có 01 bệnh viện đa khoa, 01 trung tâm y tế với 03 phòng khám đa khoa khu vực và 22 trạm y tế xã, Thị trấn.

Các phong trào thể dục thể thao, văn hoá của huyện liên tục phát triển góp phần nâng cao thể lực, sức khoẻ cũng như trình độ dân trí cho nhân dân.

d) Cơ sở hạ tầng:

Đường Huyện được nhựa hoá 100%; đường ngõ xóm và đường liên thôn, liên xã cơ bản đã được trải nhựa và bê tông hoá khoảng 80%.

Hệ thống thoát nước: được đầu tư hệ thống tại hai Thị trấn Yên Viên và Trâu Quỳ, hiện các xã cũng đang tiến hành xây dựng. Tuy nhiên do quá trình xây dựng công trình trên địa bàn nhiều nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Một số xã còn lại hầu như chưa có hệ thống thoát nước, hoặc chỉ là người dân tự đầu tư xây dựng một cách chắp vá nên không đảm bảo nhu cầu tiêu thoát nước, gây mất vệ sinh.

Hệ thống cấp điện: đến năm 2004, Huyện đã hoàn thành đề án cải tạo và nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn đảm bảo 100% người dân có điện.

3.2. Đánh giá thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại các khu đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm

3.2.1. Phát sinh rác thải sinh hoạt tại các khu đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm

3.2.1.1. Nguồn gốc phát sinh RTRSH

Rác thải rắn sinh hoạt tại các khu vực đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như hộ gia đình, chợ, trường học, đường phố, các cơ sở hoạt động thương mại, kinh doanh buôn bán và các dịch vụ khác. Với mỗi nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt có những tính chất đặc trưng:

- Từ hộ gia đình: Rác thải hộ gia đình chứa chủ yếu các chất có khả năng dễ phân hủy, thường là các thực phẩm thừa hoặc loại bỏ trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra chứa một lượng rác vô cơ trong đó phải kể đến thành phần chiếm tỷ lệ

khá lớn là rác vô cơ khó phân hủy (nilon). Trong rác thải sinh hoạt hộ gia đình, rác độc hại chiếm tỷ lệ không đáng kể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Từ chợ: Chủ yếu tập trung các hàng ăn, buôn bán rau, củ, quả nên rác chợ chứa chủ yếu là rác hữu cơ.

- Từ trường học: Rác thải trường học có thành phần chủ yếu là giấy, lá cây. - Từ đường phố: Phát sinh hàng ngày từ cư dân sinh sống trên địa bàn huyện hoặc những người qua đường, chứa chủ yếu chất vô cơ với thành phần đa dạng (nilon, giấy, mẩu thuốc lá, bao bì…).

- Từ các cơ sở hoạt động thương mại, kinh doanh buôn bán và các dịch vụ khác: Rác thải phát sinh từ nguồn này chiếm tỷ lệ lớn và đa dạng về thành phần (giấy, túi nilon, nhựa, sành sứ, thủy tinh, lá cây, thực phẩm,…)

3.2.1.2. Khối lượng rác thải

Khối lượng RTRSH phát sinh hàng ngày phụ thuộc vào quy mô dân số, tỷ lệ gia tăng dân số, mức sống của người dân và độ tăng trưởng kinh tế.

Thống kê khối lượng RTRSH ở các đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm được thu gom từ năm 2007 – 2012 qua bảng:

Bảng 3.2. Khối lượng rác thu gom từ năm 2007 – 2012 ở các đô thị trên địa bàn Huyện Gia Lâm

STT Năm Khối lượng (tấn/năm)

TT Yên Viên TT Trâu Quỳ Kiêu Kỵ

1 2008 3076,95 4704,85 1803,10

2 2009 3215,65 4719,45 1835,95

3 2010 3263,10 4679,30 1883,40

4 2011 3336,10 4843,55 1971,00

5 2012 3412,75 5000,50 2033,05

Qua bảng 3.2 nhận thấy, các khu vực đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm có lượng RTSH tăng dần qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do dân số tăng lên, mức sống của người dân ngày càng tăng và tỷ lệ thu gom RTSH tăng nên lượng RTSH tăng lên là điều tất yếu. Đồng thời đây là những khu vực có số lượng dân cư lớn, có nhiều nhà hàng, cơ sở kinh doanh, trường học, cơ quan (TT Yên Viên, TT Trâu Quỳ); có chợ với quy mô lớn (chợ Kiêu Kỵ) và giáp khu công nghiệp.

Bảng 3.3. Hiệu quả thu gom CTRSH ở các khu đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm

TT Khu vực Khối lượng phát sinh (tấn/năm)

Khối lượng thu gom (tấn/năm) Tỷ lệ thu gom (%) 1 TT Yên Viên 3592,37 3412,75 95 2 TT Trâu Quỳ 5263,68 5000,50 95 3 Kiêu Kỵ 2258,94 2033,05 90

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)

Theo kết quả báo cáo của Xí nghiệp Môi trường Đô thị Gia Lâm thực hiện đề án số 07/ĐA-UBND ngày 19/10/2011của UBND huyện Gia Lâm về “ Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2011 – 2015” thì tỷ lệ thu gom tại các khu vực đô thị như thị trấn Yên Viên và thị trấn Trâu Quỳ đã đạt 95%, ở khu vực xã Kiêu Kỵ nếu tính riêng trên trục đường Kiêu Kỵ mới đạt được tỷ lệ thu gom như vậy còn tính chung thì đạt tới mức 90% do trên địa bàn còn có nhiều địa điểm khó tiếp cận và thu gom, vẫn tồn tại một số bãi rác lộ thiên quy mô nhỏ. Tuy nhiên so với các địa phương khác trong huyện thì tỷ lệ thu gom của xã Kiêu Kỵ vẫn cao hơn, nhiều nơi tỷ lệ thu gom RTRSH chỉ đạt dưới 80%.

Tổng khối lượng RTRSH phát sinh mỗi ngày trên địa bàn huyện Gia Lâm xác định theo nguồn được thể hiện qua bảng 3.4:

Nguồn phát sinh rác thải Khối lượng rác (tấn/ngày) Tỷ lệ (%) SD (tấn/ngày)

Kinh doanh buôn bán và

các dịch vụ khác 96,65 46 8,18 Hộ gia đình 79,84 38 6,79 Dịch vụ nhà trọ 16,81 8 2,62 Rác đường 4,20 2 0,77 Rác chợ 12,61 6 1,49 Tổng 210,1 100

(Nguồn: điều tra theo ghi chép trong 30 ngày của XNMTĐT Huyện Gia Lâm)

Như vậy, lượng rác thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện là 210,1 tấn/ngày. Trong đó, lượng rác phát sinh từ các cơ sở dịch vụ, kinh doanh, buôn bán chiếm tỷ lệ lớn nhất 46%. Rác đường chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 2%.

Do đó, song song với quá trình phát triển các ngành nghề dịch vụ, thương mại trên địa bàn huyện, rác thải trở thành vấn đề được quan tâm nhiều hơn. Nhất là các khu vực đô thị như TT Yên Viên, TT Trâu Quỳ, khu vực Kiêu Kỵ là nơi tập trung nhiều cơ sở dịch vụ, kinh doanh buôn bán nên cần phải có những kế hoạch môi trường phù hợp với tiến trình phát triển.

Chỉ số SD cũng cho ta thấy mức độ dao động của khối lượng RTSH ở từng nguồn phát sinh rác thải qua các ngày là không lớn cho nên có thể nhận định rằng khu vực huyện Gia Lâm là khu vực phát triển ổn định. Các giải pháp áp dụng nhằm xử lý vấn đề rác thải có thể mang tính quy luật.

Kết quả cân khối lượng RTSH trong 28 ngày (4 ngày lễ, 16 ngày thường và 8 ngày thứ 7, chủ nhật) của các hộ gia đình tại các khu vực đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm được tính trên người thể hiện qua bảng:

Khu vực Chỉ tiêu Khối lượng (kg/người/ngày) SD (kg/người/ngày) Thị trấn Yên Viên Ngày lễ 0,71 0,09 Ngày thường 0,62 0,03 Thứ 7 và chủ nhật 0,68 0,04 Lượng rác bình quân 0,67 0,08 Thị trấn Trâu Quỳ Ngày lễ 0,66 0,11 Ngày thường 0,60 0,04 Thứ 7 và chủ nhật 0,72 0,04 Lượng rác bình quân 0,66 0,06 Trung tâm xã Kiêu Kỵ Ngày lễ 0,60 0,12 Ngày thường 0,56 0,04 Thứ 7 và chủ nhật 0,70 0,04 Lượng rác bình quân 0,62 0,04 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Điều tra lượng rác 150 hộ gia đình)

Qua điều tra khối lượng rác sinh hoạt cho thấy:

Khối lượng RTSH có sự biến động theo ngày, tháng trung bình dao động từ 0,56 (± 0,04) – 0,62 (± 0,03) kg/người/ngày.

Vào những ngày lễ, Tết khối lượng rác thường lớn hơn ngày thường. Ngày giáp ngày lễ, Tết, khối lượng rác mỗi người phát sinh trung bình có thể lên tới 0,8 kg/người/ngày, nhưng ngày thường mức dao động thường xuyên là 0,56 – 0,62 kg/người/ngày. Thứ 7 và chủ nhật có sự biến động khối lượng rác bình quân mỗi người tăng hơn so với những ngày khác trong tuần tùy theo từng khu vực. Cao nhất là thị trấn Trâu Quỳ (0,72 kg/người/ngày) và ổn định với biến động ± 0,04 kg/người/ngày.

Theo kết quả điều tra, khối lượng rác bình quân/người hàng ngày ở hai khu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý rác thải rắn sinh hoạt tại các đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm – TP Hà Nội (Trang 58 - 69)