URENCO là đơn vị trực đảm nhận nhiệm vụ xử lý chất thải, bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý rác thải rắn sinh hoạt tại các đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm – TP Hà Nội (Trang 48 - 53)

trường thành phố theo chức trách được sở Giao thông Công chính thành phố giao nhiệm vụ.

* Hoạt động phân loại rác: Hiện nay, hầu như rác thải không được phân

loại tại nguồn mà được thu lẫn lộn với các loại rác thải khác, sau đó được vận chuyển đến bãi chôn lấp. Một số địa phương đã bắt đầu tiến hành thí điểm phân loại rác tại nguồn như: Hà Nội, Bến Tre, Phú Thọ.

* Hoạt động thu gom rác thải: Có 2 hình thức thu gom chính

- Thu gom rác từ đường phố do công nhân vệ sinh làm nhiệm vụ quét đường. Các công nhân dùng phương tiện xe đẩy để thu gom rác. Rác được mang đến một điểm tập trung rồi có xe chở rác đến điểm xử lý. Tại các thành phố lớn có xe chở rác chuyên dụng để thu gom rác theo giờ quy định.

- Thu gom rác từ các khu tập thể: mỗi khu dân cư có một địa điểm đổ rác hay bể đựng rác. Các gia đình hoặc cơ quan mang rác đến đổ vào điểm tập kết rồi sau đó có xe chở rác đi.

Tuy nhiên, mạng lưới thu gom chưa được rộng khắp và ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị còn chưa cao nên hiện tượng đổ rác bừa bãi vẫn còn phổ biến.

Tỷ lệ CTR được thu gom phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tổ chức và quản lý của địa phương. Tỷ lệ này dao động trong một khoảng lớn, từ 45% ở Long An đến cao nhất là 90% ở Thừa Thiên Huế (năm 2003). Tỷ lệ này đang được tăng dần trong những năm gần đây, từ 65% năm 2000 lên 71% năm 2003. Mục tiêu đề ra trong dự thảo Chiến lược quốc gia về giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải đến năm 2020, Việt Nam sẽ tăng tỷ lệ chất thải được thu gom lên 95% vào năm 2020.

* Hoạt động vận chuyển rác thải: việc vận chuyển rác chủ yếu là do xe chở

rác chuyên dụng của các công ty vệ sinh môi trường đảm nhận. Công việc này thường được thực hiện vào ban đêm.

* Họat động xử lý rác thải:

Phương pháp xử lý phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam là chôn lấp rác thải. Tất cả các đô thị của nước ta hiện nay đều có bãi chôn lấp rác với quy mô khác nhau, từ rất lớn như bãi rác Tam Tân ở huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh đến các bãi rác nhỏ cho các thị trấn. Phần lớn các bãi rác hiện có là lộ thiên hoặc nửa chìm nửa nổi.

Hiện nay trên cả nước có 91 bãi chôn lấp rác thải đang vận hành, thì có đến 70 bãi chôn lấp không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, không hợp vệ sinh [21]. Một số bãi rác đang trong tình trạng ô nhiễm cao và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân trong vùng có bãi rác. Một số bãi chôn lấp được thiết kế xây dựng hoàn chỉnh như bãi rác Nam Sơn, bãi rác Thủy Phương ở thành phố Huế. Một số bãi rác nằm ngay trong khu vực đô thị như ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; hoặc rất gần khu dân cư đô thị như ở Bình Dương, Bình Định, Bắc Ninh v.v…

* Hoạt động tái chế, tái sử dụng rác thải:

Các hoạt động này chỉ góp phần giảm khoảng 10 - 12% khối lượng rác thải. Hoạt động tái chế, giảm lượng RTSH được tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến rác thành phân hữu cơ. Tuy nhiên hoạt động của các nhà

máy này chưa cao. Tính trong cả nước đã có một số nhà máy chế biến phân compost từ rác thải như nhà máy chế biến phân Cầu Diễn ở Hà Nội, Việt Trì ở Phú Thọ, Phúc Khanh ở Thái Bình, Tân Thành ở Bà Rịa - Vũng Tàu.. Ngoài ra, còn có một số nhà máy chế biến CTR đô thị thành phân bón và sản phẩm nhựa như ở thị xã Ninh Thuận, ở thành phố Huế...

c. Tình hình quản lý rác thải tại một số tỉnh như sau:

Tại Bến Tre: Mô hình thu gom, phân loại rác tại nguồn ở Bến Tre: năm 2005

Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn”. Dự án được triển khai tại 2 địa điểm phường 3 và xã Tân Thạch. Tại mỗi địa điểm dự án đầu tư 300 thùng chứa rác cho 150 hộ, mỗi hộ 2 thùng gồm thùng màu xanh chứa rác dễ phân hủy (rau, quả, thức ăn thừa) và thùng màu đỏ chứa chất khó phân hủy (cao su, nhựa, kim loại…). Các hộ này sẽ được cấp túi nilon (túi màu xanh chứa rác dễ phân hủy, túi màu đen chứa rác khó phân hủy) để sử dụng trong 2 tháng đầu và sẽ được tập huấn về cách phân loại rác, tác dụng của việc phân loại rác tại nguồn [12].

Tại TP. Hồ Chí Minh: Là một đô thị lớn nên mức độ phát sinh CTR đô thị

hàng năm tại TP. Hồ Chí Minh là rất cao. Theo số liệu của Sở Tài Nguyên – Môi trường, mỗi ngày trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thải ra khoảng 5.800 – 6.200 tấn rác thải sinh hoạt, 500 – 700 tấn CTR công nghiệp, 150 – 200 tấn chất thải nguy hại, 9 – 12 tấn chất thải rắn y tế. Nguồn CTRSH chiếm tỷ trọng cao nhất, chủ yếu phát sinh từ các nguồn: hộ gia đình, trường học, chợ, nhà hàng, khách sạn (Hoàng Thị Kim Chi, 2009) [2]. Tại TP. Hồ Chí Minh: Dự án “Thu gom, vận chuyển và xử lý CTR với công nghệ phân loại rác tại nguồn” được thực hiện với mục tiêu quản lý rác thải bằng cách tếp cận và giải quyết trên cả ba mặt kinh tế, môi trường và xã hội; góp phần quan trọng vào giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Để khuyến khích người dân tham gia thực hiện phân loại rác tại nguồn, thành phố đã hỗ trợ cho mỗi hộ gia đình 2 thùng rác cùng với các túi chứa rác (2 túi/ngày) và cho trường học là các thùng 240 lít trong thời gian 6 tháng. Thùng màu xanh chứa thực phẩm dư thừa (bao gồm cả rác vườn và xác xúc vật, côn trùng) và thùng màu xám chứa các chất thải còn lại có khả năng tái chế. Chất thải rắn thực phẩm sau

khi phân loại sẽ được thu gom, vận chuyển riêng biệt đến các nhà máy làm nguồn nguyên liệu sạch để sản xuất phân compost và sản xuất phân hữu cơ. Chất thải rắn còn lại cũng được thu gom và vận chuyển riêng đến các nhà máy tái sinh, tái chế nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên [6]. Tuy nhiên, dự án chưa mang lại hiệu quả thiết thực do chưa nhận được sự tham gia tích cực từ phía cộng đồng hoặc do quá trình thực hiện thiếu đồng bộ giữa người dân và đơn vị thu gom (người dân đã thực hiện phân loại rác nhưng người thu gom lại nhập chung).

Tại Phú Thọ: do tốc độ đô thị hóa nhanh nên lượng rác thải hàng ngày tại

thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đang ở mức quá tải. Hàng ngày chất thải rắn sinh hoạt được quét, thu gom từ các đường phố, nơi công cộng để vận chuyển tới nhà máy chế biến phế thải đô thị Việt Trì để xử lý là hơn 76 tấn/ngày tương đương với 28000 tấn/năm. Đó là chưa kể đến một lượng rác thải lớn nằm trong các khu dân cư của thành phố và một số huyện giáp ranh chưa được thu gom, xử lý. Lượng rác này được đắp đống, ứ đọng gây ô nhiễm môi trường, ngấm vào nước, đất gây ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Trước tình hình đó, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng dự án phân loại rác sinh hoạt từ đầu nguồn để khắc phục những bức xúc về môi trường đô thị hiện nay [19].

Tại Hà Nội: Theo tính toán của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên

Môi trường đô thị (URENCO), mỗi ngày Hà Nội thải ra khoảng 3.000 tấn rác thải sinh hoạt [17], tức một năm có trên dưới một triệu tấn. Hiện nay, ngoài URENCO còn có nhiều đơn vị khác cùng tham gia thu gom rác như Công ty cổ phần Thăng Long, Công ty cổ phần Tây Đô, Công ty cổ phẩn xanh, Hợp tác xã Thành Công… nhưng tất cả vẫn không thể thu gom nổi vì lượng rác thải sinh hoạt đang ngày một tăng nhanh. Chính vì vậy mà tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở các quận nội thành hiện đạt khoảng 95%, còn các tuyến ngoại thành mới chỉ đạt khoảng 60%. Hiện nay, Hà Nội vẫn còn 66% số xã chưa có nơi chôn lấp hoặc xử lý rác thải. Khu vực ngoại thành có 361/435 xã, thị trấn đã thành lập tổ thu gom rác; trong đó có 148 xã đã có tổ chức chuyển rác đi xử lý, chôn lấp tại bãi rác tập trung của thành phố (đạt tỷ lệ 34%). Tại Hà Nội: Dự án “Thực hiện sáng kiến 3R tại Hà Nội để góp phần phát triển xã hội bền vững” do công ty môi trường đô thị Hà Nội là chủ dự án với

sự hỗ trợ về kinh phí và kỹ thuật của chính phủ Nhật Bản. Như vậy, Hà Nội chính thức trở thành 4 thành phố ở Châu Á triển khai việc xử lý rác thải theo phương pháp 3R (3R là Reduce - giảm thiểu, Reuse - tái sử dụng, Recycle - tái chế) được thực hiện trong 3 năm (từ tháng 12 năm 2006 đến năm 2009), áp dụng phân loại rác thải tại nguồn (rác vô cơ được thu gom vào thùng màu cam, rác hữu cơ gom vào thùng màu xanh lá cây). Sau 3 năm thực hiện mô hình 3R, dự án đã đạt được mục tiêu giảm thiểu 30% lượng rác thải phải chôn lấp. Phấn đấu đạt mục tiêu giảm 70% lượng rác chôn lấp năm 2020 và phân loại rác tại nguồn trở thành ý thức chung của người dân Hà Nội. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại mỗi ngày thành phố Hà Nội phát sinh trên 2000 tấn rác thải, đa số đều chưa được phân loại và đem đi chôn lấp. Việc xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp không chỉ gây tốn kém đất đai, tiền bạc mà còn gây ra sự lãng phí lớn do trong rác vẫn còn nhiều thành phần có ích mà ta chưa tận dụng được. Vì vậy, TP. Hà Nội cần khuyến khích người dân thực hiện phân loại rác theo phương thức 3R [20].

d. Những vấn đề còn tồn tại trong quản lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam

- Hệ thống văn bản pháp luật về môi trường còn chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ, một số văn bản đã lạc hậu, nhưng chưa được thay thế hay sửa đổi kịp thời. Khuôn khổ pháp lý đã không đầy đủ, việc thực thi luật lệ đã ban hành lại chưa nghiêm, nhiều hành vi gây ÔNMT không được xử lý đúng mức.

- Bộ máy tổ chức quản lý đô thị nói chung và quản lý về môi trường đô thị nói riêng ở TW cũng như ở địa phương hiện chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra: thiếu hẳn tổ chức quản lý môi trường (QLMT) ở cấp quận, phường; tổ chức QLMT ở các bộ, ngành chưa đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ cán bộ QLMT còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

- Đầu tư cho BVMT chưa được chú trọng một cách đầy đủ và toàn diện. Đặc biệt là đầu tư cho việc xử lý chất thải còn rất thiếu, kể cả khu vực Nhà Nước lẫn tư nhân, của các cơ sở sản xuất kinh doanh lẫn các công trình công cộng như bãi chôn lấp chất thải, cơ sở xử lý tập trung chất thải nguy hại. Nhiều cơ sở vẫn còn duy trì công nghệ sản xuất lạc hậu dẫn tới việc phát sinh nhiều chất thải. Ví dụ, kinh phí đầu tư cho xử lý CTR bình quân trên đầu người ở Việt Nam là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20.000đ (tương đương 1 USD), trong khi đó ở các nước phát triển là 8 - 15 USD. Vốn đầu tư cho lĩnh vực môi trường còn hạn chế và chưa được khoanh định thành một nguồn vốn riêng, tác dụng và hiệu quả sử dụng vốn còn hạn chế; vốn viện trợ nước ngoài cho môi trường vẫn còn chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng vốn viện trợ.

- Công đoạn phân loại CTR tại nguồn chưa được thực hiện, do vậy còn lãng phí chất thải cho tái chế và tái sử dụng. Một số địa phương đã và đang thực hiện những dự án 3R, điển hình là dự án 3R-HN, song nhìn chung mới chỉ thực hiện nhỏ lẻ, không đồng bộ và thiếu định hướng, hiệu quả thu được còn thấp do tính chất dân cư phức tạp.

- Hình thức thu gom vẫn mang tính thủ công, thiếu đầu tư nâng cấp các trang thiết bị. Phương thức thu gom hiện nay hầu hết là gián tiếp thông qua các xe đẩy tay từ các khu dân cư, tập kết về một điểm tự phát rồi chuyển lên ôtô chuyên dụng tại các ngã tư, góc đường…gây mất vệ sinh cục bộ.

- Năng lực của các xí nghiệp môi trường đô thị về thiết bị, phương tiện thu gom vẫn còn thiếu, tải trọng nhỏ, cũ, hỏng,…chưa theo kịp các yêu cầu thực tế. Cơ sở hạ tầng, công nghệ xử lý chất thải còn yếu kém.

- Ngành công nghiệp tái chế chưa phát triển do chưa được quan tâm đúng mức. Phương pháp xử lý thông thường đối với rác thải là chôn lấp.

- Nhận thức và ý thức chấp hành luật pháp của cộng đồng dân cư và các nhà sản xuất chưa cao, triển khai chính sách xã hội hoá trong thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải còn thấp.

- Công tác thanh tra môi trường chưa được đáp ứng về kinh phí, về trang thiết bị cần thiết cũng như biên chế để tổ chức các cuộc thanh tra có chất lượng.

- Các hoạt động nghiên cứu và triển khai về quản lý rác thải đang được thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế do thiếu các nghiên cứu mang tính thực tiễn, thiếu nguồn tài chính và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý rác thải rắn sinh hoạt tại các đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm – TP Hà Nội (Trang 48 - 53)