- Đã có sự quan tâm của chính quyền địa phương tới vấn đề môi trường thể hiện
3.2.4.2. Khó khăn, hạn chế
- Hệ thống quản lý chất thải, cơ cấu phối hợp tổ chức và hoạt động của các
ban ngành chưa đồng bộ. Sự phân công, phân nhiệm của các ngành trong quản lý chất thải hiện còn chưa được rõ ràng, chưa thấy được vai trò của các cấp trong
công tác cải thiện hệ thống quản lý, vì thế chưa phát huy được tối đa hiệu quả. Tại khu vực nhiều xã, chưa có cán bộ chuyên môn và cơ quan quản lý chuyên ngành tham gia vào công tác quản lý RTRSH.
- Cơ sở hạ tầng đô thị thiếu đồng bộ, nhiều nơi đã xuống cấp, lạc hậu chưa theo kịp với tốc độ đô thị hoá, gây khó khăn cho việc duy trì vệ sinh. Ví dụ như hệ thống đường hè, hệ thống thoát nước,…
- Ý thức giữ gìn VSMT của người dân chưa cao, còn ỷ lại vào các đơn vị chuyên ngành. Nhận thức của cộng đồng về các vấn đề sức khoẻ và môi trường còn hạn chế trong khi các đơn vị có chức năng không thực hiện việc xử phạt hành chính các hành vi vi phạm về lĩnh vực vệ sinh môi trường.
- Sự phối hợp của các ban ngành trong việc giải quyết những bãi rác lộ thiên trên các trục đường liên xã chưa triệt để, chưa quản lý được nguồn phát sinh rác thải, nước thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ÔNMT.
- Mức thu phí vệ sinh còn thấp, không đảm bảo chi cho công tác vệ sinh môi trường ở địa phương (Quyết đinh số 16/QĐ-UBND).
- Chưa phân loại được chất thải, vì vậy phần lớn các chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại, kể cả chất thải y tế được chôn lấp lẫn lộn, vừa tốn diện tích đất để chôn lấp, vừa lãng phí đối với những chất thải có thể tái chế, tái sử dụng.
- Nhiều nơi rác thải được thu gom và tập kết trên các trục giao thông hoặc các điểm tập kết tạm thời không đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.
- Trên địa bàn huyện không có bãi đổ phế thải xây dựng tập trung do vậy phế thải xây dựng hiện nay được thu gom mang tính tự phát và tại một số xã đã xuất hiện tình trạng đổ trộm bừa bãi gây mất vệ sinh.
- Phế thải làng nghề thu gom lẫn cùng phế thải sinh hoạt do vậy không thu được tiền thu gom và xử lý (ví dụ như một số hộ gia đình ở Kiêu Kỵ).
- Nhiều các cơ quan, đơn vị, nhà máy không ký hợp đồng với các đơn vị chức năng, để thu gom, vận chuyển, xử lý phế thải.
- Vấn đề xử lý nước rác tại bãi rác Kiêu Kỵ đảm bảo tiêu chuẩn cho phép là rất khó khăn. Khối lượng nước rác hàng ngày phải xử lý khoảng 150 m3
. Hệ thống ao hồ điều hoà, mương ống thoát nước bị lấn chiếm, thu hẹp.
3.3. Dự tính khối lượng rác thải rắn sinh hoạt tại các khu đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong tương lai
Khối lượng RTRSH phát sinh tại các khu đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2012 – 2020 được dự đoán trong bảng:
Bảng 3.11. Dự báo khối lượng rác thải rắn sinh hoạt tại các khu đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đến năm 2020
Năm Dân số (người)
Mức phát sinh RTRSH bình quân theo đầu người
(kg/người/ngày) Khối lượng RTRSH (tấn/ngày) Khối lượng RTRSH (tấn/năm) TT Yên Viên TT Trâu Quỳ Xã Kiêu Kỵ TT Yên Viên TT Trâu Quỳ Xã Kiêu Kỵ TT Yên Viên TT Trâu Quỳ Xã Kiêu Kỵ TT Yên Viên TT Trâu Quỳ Xã Kiêu Kỵ 2012 13.748 21.761 11.618 0,67 0,66 0,62 9,211 14,362 7,203 3362,073 5242,225 2629,153 2013 13.847 22.110 11.886 0,67 0,67 0,63 9,344 14,827 7,539 3410,549 5411,892 2751,753 2014 13.944 22.486 12.159 0,68 0,68 0,65 9,475 15,336 7,890 3458,464 5597,460 2879,789 2015 14.041 22.868 12.439 0,68 0,69 0,66 9,608 15,861 8,257 3507,052 5789,391 3013,783 2016 14.140 23.257 12.725 0,69 0,71 0,68 9,743 16,405 8,641 3556,323 5987,904 3154,011 2017 14.239 23.653 13.018 0,69 0,72 0,69 9,880 16,968 9,043 3606,286 6193,223 3300,764 2018 14.338 24.055 13.317 0,70 0,73 0,71 10,019 17,550 9,464 3656,950 6405,582 3454,345 2019 14.439 24.464 13.623 0,70 0,74 0,73 10,160 18,151 9,904 3708,327 6625,223 3615,073 2020 14.540 24.880 13.937 0,71 0,75 0,74 10,303 18,774 10,365 3760,425 6852,396 3783,278
3.4. Một số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
Trước thực trạng khối lượng RTRSH ngày càng tăng; phạm vi, đối tượng và yêu cầu phục vụ đòi hỏi ngày một cao hơn; hạn chế trong cơ chế chính sách, hoạt động thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng và xử lý rác thải; ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân chưa tốt. Việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý RTSH đóng vai trò hết sức quan trọng.
a. Chính sách
- Ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân tham gia thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải để giảm bớt áp lực quản lý CTR cho các cơ quan nhà nước.
- Khuyến khích, hỗ trợ các dự án, chương trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học và các sinh viên môi trường về vấn đề RTRSH trên địa bàn.
- Tăng cường xử phạt các trường hợp vi phạm VSMT, tổ chức khen thưởng các cá nhân và cơ sở có thành tích tốt trong công tác BVMT.
b. Về công tác quản lý
- Thành lập các tổ Bảo vệ môi trường, khai thác triệt để vai trò của những người cao tuổi có uy tín trong cộng đồng, vai trò của Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên.
- Giám sát thời gian thu gom rác của VSV và có biện pháp xử phạt khi thu gom sai nguyên tắc. Đồng thời tiến hành phạt tiền đối với những hộ gia đình đổ rác không đúng nơi quy định.
c. Đề xuất phương án thu gom rác thải
Phương án 1:
Thu gom Rác vô cơ
Rác hữu cơ
Chôn lấp
Phương án 2:
- Phương án 1: Xây dựng phương án thu gom, vận chuyển, quy hoạch các trạm trung chuyển chất thải rắn một cách hợp lý nhằm kiểm soát hoạt động thu gom dễ dàng và làm giảm đáng kể lượng rác thải tồn đọng. Xác định các điểm trung chuyển có thể tập trung được tối đa lượng rác thải trên các tuyến đường thu gom của công nhân và đòi hỏi thuận tiện vận chuyển rác từ điểm trung chuyển đến bãi rác.
- Phương án 2: Kết hợp phương án 1 với việc phân loại rác tại nguồn nhằm sử dụng rác hiệu quả, hạn chế ô nhiễm môi trường:
Phối hợp có hiệu quả giữa UBND xã, thị trấn với xí nghiệp Môi trường đô thị Gia Lâm và UBND huyện Gia Lâm. Đồng thời phối kết hợp chặt chẽ giữa các cán bộ, tổ chức xã hội với những người dân sinh sống trên địa bàn huyện trong công tác quản lý RTRSH.
Tạo ra sự đồng bộ trong hoạt động quản lý từ phân loại, thu gom, vận chuyển rác thải.
Tiến hành phân loại rác tại nguồn.
Nâng cao hoạt động của hệ thống thu gom, vận chuyển. Mỗi nhân viên thu gom RTSH rút ra những kinh nghiệm về thời gian thu gom và vận chuyển rác thải như nào cho hợp lý và thực hiện công việc của họ đạt được hiệu quả cao nhất.
Điều động thêm nhân viên thu gom và xe thu gom. Thu gom Rác vô cơ Rác hữu cơ Điểm tập kết Compost Tái chế Còn lại Chôn lấp
Hình 3.5. Đề xuất mô hình tổ chức quản lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Gia Lâm
- Kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cán bộ huyện, tổ chức xã hội hóa và nhân dân với nhân viên thu gom rác thải và nhân viên thực hiện thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân thu gom – vận chuyển RTRSH cũng như đồng thời người dân đổ rác đúng cách, đúng giờ, đúng nơi quy định tạo điều kiện cho quá trình thu gom được thuận lợi.
- Nhân viên thu phí vệ sinh môi trường thực hiện tốt nhiệm vụ, thu theo mức đã quy định, đồng thời người dân nộp phí đầy đủ không gây khó khăn cho người thu phí.
- Cán bộ xã, thị trấn và tổ chức xã hội hóa đẩy mạnh vận động, tuyên truyền, đôn đốc, nhắc nhở người dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
Đồng thời, cần hoàn thiện đối với từng cơ quan, ban ngành trong công tác quản lý:
Đối với Xí nghiệp Môi trường đô thị Gia Lâm
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị chuyên dụng, hoạt động tối ưu hệ thống phục vụ công tác thu gom, vận chuyển, phân loại RTRSH.
UBND huyện Gia Lâm
Tổ chức xã hội hóa (Hội phụ nữ, Đoàn
thanh niên)
Nhân viên công ty MTĐT thu phí rác thải
trên địa bàn huyện Nhân viên xí nghiệp
MTĐT Gia Lâm thu gom rác thải trên địa bàn huyện
Cư dân sống trên địa bàn huyện
- Các tổ trưởng nêu cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường kiểm tra đôn đốc nhắc nhở công nhân mỗi tổ, đội làm đúng giờ, đảm bảo khối lượng, chất lượng công việc được giao.
- Tăng cường mở lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn cho các cán bộ nhằm tạo nguồn nhân lực có kinh nghiệm chuyên sâu về quản lý chất thải.
- Tăng cường công tác kiểm tra, nhắc nhở, phối hợp với các xã, thị trấn, đội quy tắc, tổ chức đoàn thể xã hội để thực hiện tốt quy chế quản lý đô thị, quản lý vệ sinh môi trường đô thị.
Đối với UBND huyện Gia Lâm
- Phối kết hợp chặt chẽ với xí nghiệp Môi trường đô thị Gia Lâm đẩy mạnh hiệu quả của công tác thu gom, vận chuyển RTRSH trên địa bàn huyện.
- Giao Xí nghiệp môi trường đô thị Gia Lâm và UBND các xã xử lý, xóa bỏ 34 bãi chôn lấp lộ thiên tại các xã theo lộ trình tiếp nhận công tác duy trì vệ sinh tại các xã đảm bảo vệ sinh môi trường và không để phát sinh các bãi mới trên địa bàn.
- Đầu tư hệ thống thùng rác công cộng trên địa bàn huyện, tránh tình trạng rác vứt bừa bãi.
- Lựa chọn công nghệ phù hợp để xây dựng khu xử lý rác thải tập trung của huyện đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Mở lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp mà trên địa bàn huyện quản lý về các vấn đề môi trường (Phân loại rác tại nguồn, thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng…).
- Do nhận thức của người dân về quản lý rác thải, ô nhiễm môi trường và các tác động của rác thải lên sức khỏe của người dân còn ở mức thấp. Vì vậy, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân là rất cần thiết và có ý nghĩa quyết định đến thành công của công tác quản lý RTRSH. Một khi đã có sự hợp tác của người dân thì công tác xã hội hóa về môi trường sẽ thu được hiệu quả cao nhất.
- Tăng cường vai trò của học sinh, sinh viên trong việc BVMT như tổ chức xe cổ động diễu hành, lắp pano, băng rôn với nội dung tuyên truyền về rác thải và VSMT, kiểm tra việc thi hành của các hộ gia đình. Nội dung tuyên truyền sinh động, dễ hiểu để mọi người dân có thể dễ dàng làm theo.
- Tuyên truyền khuyến khích người dân giữ lại các loại rác thải có thể tái sử dụng, vận động cho người dân hiểu được ý nghĩa của việc thu phí VSMT để người dân có nghĩa vụ tham gia đầy đủ góp phần giảm nguồn ngân sách bù lỗ để trả lương cho VSV.
Bên cạnh đó, cần có những hoạt động thiết thực như tham gia ký cam kết bảo vệ môi trường, hình thành phong trào thi đua bảo vệ môi trường, chủ động thu gom, Đồng thời, bắt đầu hướng dẫn người dân về cách phân loại rác tại nguồn.
d. Đề xuất phương án công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt
Do tính chất cơ bản là nhằm giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường đô thị cho nên bất kỳ một giải pháp công nghệ xử lý nào có nhiều vấn đề môi trường tiềm ẩn (Như đổ đống tự nhiên ở bãi rác, đốt rác tự nhiên…) đều được loại bỏ ngay từ đầu.
Phân tích các điều kiện trên địa bàn, các phương án công nghệ sau đây được coi là có nhiều khả thi và triển vọng:
- Chế biến rác thải thành phân bón hữu cơ vi sinh và tái chế, chôn lấp những phần còn lại.
- Sản xuất điện năng từ rác thải hữu cơ và tái chế, chôn lấp những phần còn lại.
- Chôn lấp rác thải tại những ô chôn lấp hợp vệ sinh
Mỗi phương án công nghệ xử lý rác đưa ra ở trên đều có những ưu, khuyết điểm riêng của chúng.
Các phương pháp công nghệ trên thì huyện Gia Lâm đã tiến hành: chế biến rác thành phân bón hữu cơ vi sinh và tái chế, chôn lấp những phần còn lại và phương án chôn lấp tại những ô chôn lấp hợp vệ sinh.
So sánh về đặc điểm của những công nghệ đề xuất áp dụng cho việc xử lý RTRSH tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Công nghệ đề
xuất Đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm
Loại rác được áp dụng Tính khả thi Hố chôn lấp hợp vệ sinh Rác được nén thành khối để chôn lấp
Chi phí đầu tư và vận hành thấp
- Đòi hỏi diện tích mặt bằng lớn - Không tận dụng được các chất hữu cơ
- Khó kiểm soát nước rác rò rỉ và khí sinh ra từ bãi chôn lấp
Chất thải rắn sinh hoạt Phù hợp với khu vực có mặt bằng rộng, mực nước ngầm thấp, khả năng tài chính hạn hẹp Phát điện Biogas Khí metan từ ủ rác hữu cơ được sử dụng để sản xuất điện
- Rác hữu cơ từ rau củ quả được tận dụng triệt để sản xuất điện, phân hữu cơ
- Kéo dài tuổi thọ bãi chôn lấp
- Đòi hỏi chi phí đầu tư cao - Thiết bị công nghệ cao
- Phải xử lý một lượng nước rỉ rác lớn - Các rác hữu cơ từ rau củ quả có trong RTSH - Phù hợp với rác thải có nhiều thành phần hữu cơ - Hạn chế sự nóng lên của trái đất do sự thải khí ga
- Tiết kiệm đất đai
Chế biến Compost Chất hữu cơ có trong chất thải rắn được phân hủy để sản xuất Compost
- Vốn đầu tư ban đầu thấp
- Thiết bị không đòi hỏi công nghệ cao - Hiệu quả giảm lượng CTR cao
- Kéo dài tuổi thọ của bãi chôn lấp
- Đòi hỏi phân loại rác triệt để - Hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn so với phân hóa học và các loại phân làm từ vật nuôi
- Yêu cầu kỹ thuật phức tạp
Thành phần hữu cơ của CTRSH - Phù hợp với rác thải có nhiều thành phần hữu cơ - Cho phép kết hợp xử lý cả phân hầm cầu
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý RTSH tại các khu đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội có một số kết luận sau:
1.1. Mỗi ngày có 210,1 tấn rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn cả huyện, trong đó lượng rác thải phát sinh phần lớn tại các khu đô thị, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh buôn bán, dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn lên đến 46%, rác đường chiếm tỷ lệ thấp nhất là 2%.
1.2. Khối lượng RTRSH ở các khu đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm có sự biến động theo ngày, tháng trung bình dao động từ 0,56 (± 0,04) – 0,62 (± 0,03) kg/người/ngày. Vào những ngày lễ, Tết khối lượng rác thường lớn hơn ngày thường. Ngày giáp ngày lễ, Tết, khối lượng rác mỗi người phát sinh trung bình có thể lên tới 0,8 kg/người/ngày, nhưng ngày thường mức dao động thường xuyên là 0,56 – 0,62 kg/người/ngày. Thứ 7 và chủ nhật có sự biến động khối lượng rác bình