Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý rác thải rắn sinh hoạt tại các đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm – TP Hà Nội (Trang 56 - 58)

- Đa số các đô thị và khu công nghiệp chưa có quy hoạch bãi chôn lấp rác thải

2.3.2.Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

2.3.2.1. Lựa chọn địa điểm điều tra

Điều tra trực tiếp từ các hệ thống thu gom rác thải ở thị trấn Trâu Quỳ, thị trấn Yên Viên và khu vực dịch vụ thương mại trung tâm xã Kiêu Kỵ (trục đường 179). Lý do chọn 3 địa điểm trên để điều tra: có đặc điểm chung là rác thải phát sinh chủ yếu là hộ gia đình, rác chợ và các cơ sở kinh doanh, xã Kiêu Kỵ là nơi có bãi chôn lấp chất thải của toàn huyện.

2.3.2.2. Phương pháp điều tra

- Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát để thấy được tình hình chung về rác thải và công tác quản lý rác thải.

- Điều tra khối lượng và phân loại rác thải tại các hộ gia đình trên 3 khu vực nghiên cứu:

+ Chọn 10 hộ ở mỗi khu vực nghiên cứu theo phương pháp khối ngẫu nhiên để điều tra.

+ Tiến hành việc cân và phân loại rác thải trực tiếp tại nhà của các hộ được chọn trong vòng 28 ngày (từ 22/4/2013 – 19/5/2013).

- Phương pháp phỏng vấn hộ bằng phiếu điều tra nhằm xác định đặc điểm hộ, nhân khẩu, nghề nghiệp, mức sống và lượng rác thải, tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt… Tổng số phiếu điều tra là 150/3 điểm nghiên cứu.

- Phỏng vấn cán bộ Xí nghiệp Môi trường đô thị Gia Lâm.

- Phỏng vấn nhân viên thu gom rác tại các khu vực nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Lâm.

2.3.3. Phương pháp phân tích, đánh giá

Dựa vào dữ liệu thu được, tham khảo ý kiến của người dân, kỹ sư môi trường, các nhà quản lý… phân tích, đánh giá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác tại các khu đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Phân tích và so sánh ưu nhược điểm của các công nghệ xử lý rác.

2.3.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Tổng hợp tất cả các số liệu thu thập được từ các phương pháp trên về hiện trạng thu gom, quản lý và xử lý chất thải sinh hoạt tại địa bàn nghiên cứu, xử lý thống kê số liệu bằng phần mềm Excel 6.0.

2.3.5. Phương pháp dự báo

Dân số ở một năm bất kỳ trong tương lai có thể ước tính theo tỷ lệ tăng dân số r, sử dụng phương trình sau:

Pn = P0 . (1 + r)n

Trong đó:

Pn: Là dân số năm thứ n kể từ năm chọn làm gốc (năm 0); P0: Là dân số năm chọn làm gốc;

r: Tỷ lệ gia tăng dân số;

n: Số năm tính toán (so với năm chọn làm gốc)

Dự đoán khối lượng RTRSH trong tương lai:

Giả sử tốc độ gia tăng khối lượng CTR/năm là hằng số, phương trình tốc độ gia tăng khối lượng RTRSH cảu một khu vực được biểu diễn như sau:

mt = m0 + k’.t

Trong đó:

mt: Khối lượng RTRSH/năm ở năm t;

m0: Khối lượng RTRSH/năm ở năm chọn làm gốc; k’: hằng số tốc độ gia tăng khối lượng RTRSH; t: thời gian (năm);

Dựa trên số liệu thống kê về dân số và khối lượng RTRSH ở khu vực của các năm trước, tính tốc độ phát sinh RTRSH (kg/người/ngày) và sử dụng số liệu này để ước tính tốc độ phát sinh RTRSH theo kg/người/ngày ở những năm trong tương lai. Lấy giá trị đó nhân với dân số đã dự đoán ở những năm tương ứng để ước tính tổng khối lượng RTRSH của khu vực.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý rác thải rắn sinh hoạt tại các đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm – TP Hà Nội (Trang 56 - 58)