CHƯƠNG 2: KHỦNG HOẢNG NỢ HY LẠP 2.1 Một số nét khái quát về Hy Lạp
2.2. Khủng hoảng nợ Hy Lạp
Gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu năm 2002, Hy Lạp có nhiều điều kiện hơn để thu hút vốn từ bền ngoài. Thuận lợi này khiến các quyết định chi tiêu của Chính phủ Hy lạp trở nên dễ dãi hơn bao giờ hết. Điển hình, Olympic Athens 2004 được coi là đỉnh điểm của sự xa hoa khi kinh phí thực hiện vượt xa dự kiến.
Sau nhiều năm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng nhờ sự phát triển của khu vực dịch vụ, Hy Lạp phải đối mặt với nguy cơ phá sản do những chính sách chi tiêu bừa bãi trong gần thập kỉ qua. Thâm hụt ngân sách của nước này đã lên tới 13,6% trong năm 2009 và tỉ lệ nợ/GDP hiện nay xấp xỉ 120%. Nguy cơ mất khả năng thanh toán có thể đồng thời kéo theo sự sụp đổ dây chuyền của các tổ chức tài chính liên quan đang là những lo ngại chính khiến cho thị trường tài chính thế giới bất ổn trong suốt cuối năm 2009 và năm 2010.
2.2.1. Diễn biến
Cuộc khủng hoảng nợ bắt đầu vào tháng 12/2009 khi thủ tướng mới của đảng xã hội Hi Lạp, ông George A. Papandreou, thông báo rằng người tiền nhiệm của ông đã che dấu tình trạng thâm hụt ngân sách khổng lồ mà nước này đang mắc
phải. Thâm hụt ngân sách chính phủ của nước này là 12,7% GDP, chứ không phải 3,7% như chính phủ tiền nhiệm dự báo trước đó. Các nhà đầu tư bị sốc mạnh. Vào đầu năm 2010, nỗi lo sợ về khả năng mất thanh toán của Hy Lạp đã chuyển thành sự hoảng loạn tài chính khi các nhà đầu tư nghi ngờ khả năng của chính phủ Hy Lạp trong việc thực hiện các biện pháp cứng rắn như cam kết nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách. Khi sự sợ hãi này lan sang cả với Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, các nhà lãnh đạo của các nước có ảnh hưởng lớn ở châu Âu như Đức và Pháp bắt đầu lo ngại về sự nguy hại kéo dài của nó đối với đồng euro. Tuy nhiên,họ mới chỉ cam kết bảo vệ đồng tiền chung của khu vực nhưng ban đầu lại từ chối cung cấp một gói cứu trợ khẩn cấp đối với đất nước Hy Lạp. Nỗi lo sợ về khả năng phá sản và quỵt nợ của Hi Lạp đã đẩy thị trường tài chính thế giới vào tình trạng bất ổn trong một thời gian. Sự sụp đổ của Hi Lạp có thể kéo theo sự sụp đổ dây chuyền của hàng loạt các tổ chức tài chính ở các quốc gia liên quan như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ai-xơ-len, Anh, Đức, Pháp,… do mối quan hệ tài chính phức tạp chằng chịt giữa họ. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, gói cứu trợ kinh tế này, thực chất là giải cứu cho cả khu vực châu Âu chứ không chỉ đơn thuần là giải cứu Hy Lạp khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng lần này. Sau nhiều tháng tranh cãi, vào cuối tháng 3 các nước sử dụng chung đồng euro
đã đồng ý về một giải pháp an toàn cho Hy Lạp. Theo đó Hy Lạp sẽ nhận được các khoản vay từ các quốc gia châu Âu và IMF. Tuy nhiên những cam kết thiếu cụ thể này chưa đủ sức thuyết phục để làm giảm sức ép lãi suất trên thị trường trái phiếu đối với chính phủ Hy Lạp. Lãi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp tiếp tục tăng mạnh do lo ngại của giới đầu tư về khả năng mất khả năng thanh toán của chính phủ nước này. Vào ngày 11/4 các nhà lãnh đạo châu Âu thông báo hứa sẽ cho chính phủ Hy Lạp vay 30 tỉ $, cùng với khoản vay 15 tỉ $ từ IMF, với mức lãi suất 5% - thấp hơn so với mức lãi suất 7,5% mà Hy Lạp đang phải trả, tuy nhiên nó cũng đủ lớn để các quan chức của Đức cho rằng đó không phải là một sự trợ cấp hay giải cứu đối với quốc gia đang ngập chìm trong nợ công này.
Cũng trong tháng 4/2010, ông Papandreou đã chính thức thỉnh cầu gói cứu trợ trị giá 60 tỉ $ nhằm cứu con tàu kinh tế đang chìm dần. Giới đầu tư quốc tế tiếp tục hạ thấp mức tín nhiệm của trái phiếu chính phủ Hy Lạp, điều này khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các đối tác của Hy Lạp ở châu Âu buộc phải đứng ra cam kết một gói cứu trợ lớn hơn. Theo kế hoạch này, công bố ngày 2/5 và được thông qua bởi quốc hội Hy Lạp ngày 6/5, Hy Lạp sẽ nhận được khoản vay trị giá 110 tỉ euro hay tương đương 140 tỉ $ trong vòng 3 năm tới nhằm tránh mất khả năng thanh toán. Đổi lại, chính phủ Hy Lạp phải đáp ứng những cam kết cắt giảm nợ trong vòng 3 năm tới. Chính phủ Hy Lạp đã đồng ý thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng và nhiều khả năng thâm hụt ngân sách sẽ giảm nhưng đồng thời cũng có thể gây ra một chu kì khủng hoảng kinh tế mới cho nước này. Tuy nhiên, thị trường tiếp tục hoài nghi với các khoản vay được cam kết này, các nhà đầu tư tiếp tục đẩy lãi suất đối với trái phiếu chỉnh phủ Hy Lạp lên cao hơn cả trái phiếu chính phủ của các nước đang phát triển như Ấn Độ và Philippines. Điều đó khiến Hy Lạp lâm vào tình thế khó khăn hơn trên thị trường tài chính và buộc chính phủ phải nỗ lực kêu gọi giải ngân ngay các khoản vay này nhằm tránh gây thêm sự nghi ngờ, hoang mang cũng như sự bất ổn trong tâm lý và chiến lược của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Ngày 18 tháng 5 năm 2010, Hy Lạp đã nhận được khoản vay đầu tiên trong gói cứu trợ kéo dài 3 năm của 10 nước châu Âu, trong đó có Đức, và IFM nhằm tránh khả năng phá sản. Gói cứu trợ kéo dài 3 năm này được đưa ra nhằm giúp Hi Lạp không cần dựa vào thị trường tài chính cho tới cuối năm 2011 và quý đầu của năm 2012. Tuy nhiên Bộ trưởng tài chính Hy Lạp Papaconstantinou cho rằng nước này có thể không cần phải đợi đến thời gian đó nếu kinh tế Hy Lạp hồi phục và niềm tin của các nhà đầu tư trên thị trường tài chính đối với trái phiếu chính phủ Hy Lạp quay trở lại. Khoản giải ngân ngày 18/5 đã giúp Hy Lạp trả món nợ trị giá 8,5 tỉ euro đáo hạn vào ngày hôm sau. Khoản nợ tiếp theo mà
chính phủ Hy Lạp cần phải chi trả trị giá 8,6 tỉ euro sẽ đáo hạn vào tháng 3/2011.
Mặc dù chỉ chiếm 2% GDP của EU, nhưng khủng hỏang nợ của Hy Lạp đã tác động mạnh tới sự ổn định của đồng Euro, tạo nên phản ứng dây chuyền đối với các nền kinh tế trong khu vực. Những quốc gia nắm giữ số lượng lớn trái phiếu của Hy Lạp như Pháp, Đức, Thụy Sỹ đứng trước nguy cơ mất trắng số trái phiếu này nếu Hy Lạp vỡ nợ, điều này tác động đến ngân sách của các nước chủ nợ. Do Hy Lạp dùng đồng Euro, bê bối về tài chính của họ làm suy yếu đồng tiền này và có thể sẽ làm tỷ giá trên tòan châu Âu tăng cao. Những rắc rối về nợ công ở Hy Lạp đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử 11 năm của khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro.
Với số nợ 404 tỉ USD (113% GDP) của Hy Lạp nếu không được giải quyết sớm sẽ gây ảnh hưởng đến cả châu Âu, nền kinh tế Mỹ và nhiều quốc gia khác, có nguy cơ đẩy hàng vạn người lao động đến tình cảnh thất nghiệp. Nếu không được kiểm soát tốt, khủng hoảng sẽ đe dọa đến sự ổn định của 16 nước đang dùng đồng tiền chung Euro và rất có thể lan sang Đại Tây Dương đến nước Mỹ. Trong bối cảnh khủng hoảng nợ này, đồng đô la Mỹ đang mạnh hơn đồng Euro. Theo quy luật thị trường, đồng tiền mạnh hơn sẽ làm cho hàng hóa Mỹ xuất đi châu Âu có giá đắt hơn. Thêm vào đó, giá trị của đồng Euro ở châu Âu đang giảm mạnh, tỉ giá giữa Euro và USD càng ngày càng chênh lệch lớn. Hai yếu tố này sẽ khiến các công ty châu Âu không thể mua nhiều sản phẩm đến từ nước Mỹ.
Sau khi quyết định tài trợ 110 tỷ € cho Hy Lạp trong vòng 3 năm, lãnh đạo khối đồng Euro cho rằng mọi việc sẽ từng bước ổn định. Thế nhưng, thị trường tài chính không như mong muốn, thậm chí, có người còn cho rằng ngoài Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, thì có thể cả Ý và Pháp cũng gặp khó khăn. Theo
tính toán của ngân hàng Natixis thì từ nay đến 2012, Bồ Đào Nha sẽ cần 65 tỷ €, Tây Ban Nha 410 tỷ.