Hy Lạp tiến hành cải cách kinh tế

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ Huy Lạp ,nguyên nhân và tác động đến vị thế đồng tiền chung châu âu (Trang 40 - 43)

* Không đáp ứng được tiến trình hội nhập kinh tế khu vực

2.2.3. Hy Lạp tiến hành cải cách kinh tế

Cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp dần được giải quyết khi nước này nhận được gói cứu trợ 110 tỷ Euro từ EU và IMF trong vòng ba năm. Trong đó, EU cho vay 80 tỷ Euro với lãi suất 5%, IMF cho vay 30 tỷ Euro với lãi suất 3 %. Ngày 3 tháng 3 năm 2010, Hy Lạp cũng công bố kế hoạch tăng thuế giảm chi tiêu 6,5 tỷ USD trong năm tài khóa hiện tại. Chính phủ Athens cũng tiến hành một loạt các biện pháp “khắc khổ” nhằm thắt lưng buộc bụng như giảm lương công chức, tăng thuế,cắt giảm chi tiêu các chương trình an sinh xã hội, siết chặt

tín dụng... Ngày 12-9, trong bài diễn văn trước các vị khách tham dự Hội chợ quốc tế Thessaloniki lần thứ 75 tại thành phố cùng tên của Hy Lạp, Thủ tướng Papandreou coi việc thực hiện các biện pháp khắc khổ là “cuộc đấu tranh sinh tồn đối với Hy Lạp”. Ông cam kết sẽ chỉ đạo cuộc đấu tranh này cho dù phải trả giá về chính trị, đồng thời kêu gọi người dân Hy Lạp đồng lòng với Chính phủ để đưa đất nước vượt qua những khó khăn hiện nay. Lộ trình được đưa ra tại đây là tiếp tục đẩy nhanh tốc độc cải cách cơ cấu để đưa Hy Lạp thoát khỏi khủng hoảng nợ công và trở lại con đường phát triển và thịnh vượng, bao gồm việc lập lại trật tự trong khu vực bệnh viện, cải tổ ngành đường sắt đang nợ chồng chất, tự do hóa thị trường năng lượng và chấm dứt tình trạng nhà nước giữ độc quyền khu vực điện lực. Ông cũng xác nhận các kế hoạch tự do hóa ngành vận tải đường bộ, từng là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đình công kéo dài của các tài xế xe tải hồi tháng 7 năm 2010.

Ông Papandreou cam kết dành 3,5 tỷ euro (khoảng 4,4 tỷ USD), chủ yếu bằng nguồn cứu trợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để bảo vệ người thất nghiệp và các nhóm xã hội bị tác động nhiều từ khủng hoảng kinh tế-tài chính, đồng thời Chính phủ sẽ nỗ lực giảm tệ quan liêu nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, khuyến khích đầu tư, nghiên cứu, đổi mới và phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, Chính phủ Hy Lạp kiên quyết loại trừ khả năng tái cơ cấu nợ nước ngoài của Hy Lạp. Bởi việc tái cơ cấu nợ sẽ là một thảm họa đối với nền kinh tế và tương lai của Hy Lạp. Khi đó, Hy Lạp sẽ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như lương tiếp tục bị cắt giảm, hệ thống ngân hàng đổ vỡ. Chính vì thế, Hy Lạp đã làm mọi điều cần thiết để tránh bị phá sản. Theo lập luận này, một loạt các biện pháp kinh tế khắc khổ là đủ để giảm thâm hụt ngân sách nhà nước từ mức 13,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2009 xuống còn 8,1% trong năm 2010. Hy Lạp cũng chưa đề ra các biện pháp mới, trong đó có việc cắt giảm lương bởi các biện pháp mà Chính phủ đã thực thi là rất khả quan, nhằm đạt mục tiêu mà Athens đặt ra vào cuối năm 2010 giảm thâm hụt ngân sách 1,5 tỷ

USD. Dù khẳng định cuộc cải cách đang đi đúng hướng để đưa Hy Lạp ra khỏi vũng lầy vào thời điểm 2014, nhưng ông Papandreou cũng phải thừa nhận các hộ gia đình có mức thu nhập trung bình và thấp sẽ phải hy sinh nhiều cho các kế hoạch kinh tế khắc khổ này.

Ngay cả khi nhận được gói cứu trợ, Hy Lạp vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến việc tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Ngoài hiện trạng thâm hụt ngân sách cao khiến lãi suất tăng vọt trên thị trường tài chính, Hy Lạp còn đang phải đối mặt với nền kinh tế yếu với khả năng cạnh tranh thấp. Khác với Đức, sự gia tăng tiền lương ở Hy Lạp trong thời gian qua không tương ứng với sự gia tăng năng suất. Khả năng cạnh tranh kém đã làm giảm cầu về hàng hóa Hy Lạp dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại cao (khoảng 14% GDP. Hơn nữa, do sử dụng đồng tiền chung châu Âu nên Hy Lạp không có khả năng phá giá tiền tệ nhằm khôi phục khả năng cạnh tranh. Những cuộc bãi công biểu tình khiến cho khả năng phục hồi càng chậm.

Vào thời điểm Thủ tướng Hy Lạp đưa ra những tuyên bố này, khoảng 4.000 cảnh sát được huy động để bổ sung cho lực lượng đảm bảo an ninh, trong bối cảnh khoảng 200.000 người biểu tình bên ngoài nơi diễn ra sự kiện này. Cảnh sát buộc phải dùng hơi cay để giải tán các cuộc ẩu đả trong nhóm người biểu tình và bắt giữ một số đối tượng quá khích. Các nghiệp đoàn Hy Lạp chỉ trích kế hoạch này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, như cắt giảm chi tiêu và tăng thuế tiêu dùng. Lương của khu vực công cũng bị cắt 15%, lương hưu giảm 10%, trong khi thuế giá trị gia tăng lên 23%. Tình trạng này tiếp tục kéo dài và đe dọa làm trầm trọng thêm tình hình xã hội. Công nhân ngành đường sắt Hy Lạp đang dự định biểu tình phản đối việc giảm lương, thậm chí một số người còn dọa đốt tàu. Công đoàn ngành vận chuyển đường bộ cũng đã thông báo tổ chức biểu tình trong tuần này, cho dù đã có 6 cuộc bãi công từ đầu năm tới nay. Rõ ràng, cân bằng giữa mục tiêu kinh tế và nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội sẽ tiếp tục là một bài toán khó đối với nội các hiện tại của Thủ tướng Papandreou.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ Huy Lạp ,nguyên nhân và tác động đến vị thế đồng tiền chung châu âu (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w