Tham nhũng có hệ thống

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ Huy Lạp ,nguyên nhân và tác động đến vị thế đồng tiền chung châu âu (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 2: KHỦNG HOẢNG NỢ HY LẠP 2.1 Một số nét khái quát về Hy Lạp

2.2.2.1. Tham nhũng có hệ thống

Tham nhũng là một vấn đề nan giải ở rất nhiều quốc gia, dù là một nước phát triển hay đang phát triển. Tại Hy Lạp, nhiều năm qua, các quan chức, chính trị gia liên tục phải từ chức vì liên quan đến tham nhũng, nhận hối lộ. Nhưng, cho đến nay, rất ít người bị xét xử và kết án vì tội danh tham nhũng. Chính điều này đã khiến người ta nghĩ đến một điều luật “bất thành văn”, đó là việc, các quan chức tham nhũng, nhận hối lộ rất mạnh tay, nhưng đến khi bị cơ quan điều tra phát hiện thì lại rất nhanh chóng tuyên bố từ chức, và theo Luật của Hy Lạp, nếu các quan chức chủ động hành động như thế thì sẽ không còn bị đưa ra xét xử nữa.

Trong các bảng xếp hạng của Chỉ số minh bạch về tham nhũng, cả ở EU hay chỉ trong nhóm sử dụng đồng tiền chung châu Âu thì Hy Lạp luôn xếp ở một trong những nước có chỉ số minh bạch thấp nhất. Theo cách tính toán của IT, chỉ số minh bạch của Hy Lạp năm 2010 là 3.5/10, năm 2009 là 8.8/10, trong đó số điểm càng nhỏ thì mức độ minh bạch càng kém. (Xem phụ lục 1).

Theo tính toán, hàng năm, nạn tham nhũng ở Hy Lạp đã lấy đi khoảng 10% GDP của nước này. Còn người dân Hy Lạp, vì tham nhũng lan tràn trong giới công chức, quan chức nên họ cũng được coi như là những người “hối lộ chuyên nghiệp”. Người dân Hy Lạp đã phải hối lộ để thi lấy bằng lái xe, để được cấp giấy phép xây nhà, để khám chữa bệnh, để giành được những hợp đồng trong kinh doanh, đặc biệt khi đối tác là các cơ quan Nhà nước… Những điều này luôn là thực tế trong xã hội Hy Lạp. Bản thân Thủ tướng George Papandreou, khi nhậm chức đã phải thừa nhận: “Tham nhũng ở Hy Lạp là có hệ thống” và cam kết sẽ kiên quyết loại trừ tệ nạn này. Thế nhưng, sẽ rất khó để tiêu diệt tham nhũng, vì một khi đã trở thành hệ thống cũng có nghĩa là nó đã được bảo vệ, kể cả trong những quy định của luật pháp. Đơn cử, người nhận hối lộ, khi bị tố cáo sẽ không phải ra trước tòa đối chứng, trong khi đó, người tố cáo sẽ phải đối chất trước tòa về các bằng chứng cáo buộc. Điều này hiển nhiên sẽ khiến những người có ý định tố cáo các hành vi tham nhũng, hối lộ của quan chức nản chí. Do tham nhũng, nhận hối lộ diễn ra tràn lan ở mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội nên việc hối lộ cũng được coi là bình thường khi người dân quan niệm, đi hối lộ để đôi bên cùng có lợi. Chỉ tính riêng trong năm 2009, tổng số tiền mà người dân Hy Lạp dùng để hối lộ lên đến 800 triệu euro, trong đó phần lớn tập trung ở lĩnh vực y tế và xây dựng cơ bản. Trong một nghiên cứu của Tổ chức Minh bạch quốc tế, trung bình mỗi gia đình ở Hy Lạp tiêu đến 1450 Euro một năm cho việc hối lộ. Tất nhiên, người dân thực hiện hành vi hối lộ để đạt được những mục đích của riêng họ. Còn giới kinh doanh, bên cạnh việc hối lộ để có được những hợp đồng có lợi cũng tiến hành đút lót để trốn thuế, gia tăng thu

nhập cho cá nhân và Công ty. Theo giới nghiên cứu, tỷ lệ thất thoát thuế ở Hy Lạp thuộc hàng lớn nhất châu Âu và cũng là con số khá cao trên thế giới khi hàng năm, số tiền thuế thất thoát lên tới 25%. Chính Bộ Tài chính Hy Lạp cũng khẳng định, ở một nước phát triển như Hy Lạp, với dân số hơn 11 triệu người nhưng lại chỉ có khoảng 15 nghìn người kê khai có mức thu nhập trên 100.000 euro, như vậy là không đáng tin cậy, số liệu thống kê hoàn toàn có vấn đề. Để vực dậy nền kinh tế đang bên bờ vực của cuộc khủng hoảng nợ, bên cạnh việc nhận hỗ trợ 110 tỷ euro, Chính phủ Hy Lạp cũng đưa ra những cam kết nhằm cắt giảm chi tiêu công, tăng nguồn thu cho Nhà nước thông qua biện pháp tăng nhiều loại thuế. Chưa hết, Chính phủ của Thủ tướng George Papandreou còn đề nghị người dân giúp đỡ đất nước, đơn giản bằng cách giữ lại mọi hóa đơn mua hàng, để các cơ quan chức năng có thể đối chiếu, nếu cần thiết và truy thu thuế từ các cơ sở kinh doanh nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách, từng bước đưa đất nước thoát khỏi khó khăn.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ Huy Lạp ,nguyên nhân và tác động đến vị thế đồng tiền chung châu âu (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w