Đồng Euro sau khủng hoảng nợ Hy Lạp

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ Huy Lạp ,nguyên nhân và tác động đến vị thế đồng tiền chung châu âu (Trang 51 - 57)

* Không đáp ứng được tiến trình hội nhập kinh tế khu vực

2.3.3.Đồng Euro sau khủng hoảng nợ Hy Lạp

Do không phải là một thực thể đồng nhất về chính trị, kinh tế, chế độ thuế khóa, xã hội cũng như văn hóa, khu vực đồng tiền Euro sẽ bị đe dọa nghiêm trọng ngay từ khi có những dấu hiệu suy thoái đầu tiên; vì những lợi ích cục bộ, những bất đồng có mầm mống xưa nay sẽ nổi lên cùng một lúc. Cùng với tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong năm 2008, đồng euro đang chịu áp lực kép, bao gồm tác động của suy thoái toàn cầu và thâm hụt tài chính tại Hy Lạp, trong đó tình hình tài chính Hy Lạp không thể khắc phục một sớm một chiều và cần có biện pháp khắt khe. Khủng hoảng Hy Lạp làm đồng euro liên tục giảm giá, đang tác động mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán châu Âu và thị trường tài chính toàn cầu. Những bất ổn của Hy Lạp đang đe dọa các

nền kinh tế khác; trước hết là các tổ chức đang sở hữu tài sản Hy Lạp và kế tiếp là các quốc gia có mức thâm hụt ngân sách lớn, tỷ lệ nợ công cao như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland... và có nguy cơ khởi tạo một cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu.

2.3.3.1. Tỷ giá

Trong suốt khoảng thời gian 2009-2010, vòng xoáy khủng hoảng đã khiến niềm tin của giới đầu tư vào đồng Euro ngày càng thêm suy sụp, trong khi các đồng tiền có mức lãi suất thấp như USD và Yên Nhật được xem là có độ an toàn cao hơn. Tính đến tháng 7/2010, Euro đã giảm giá khoảng 15,7% so với USD, 8,5% so với GBP và 20% so với JPY.

.

Liên tục phá đáy khi nguy cơ lan rộng của khủng hoảng nợ công Hy Lạp tăng từng giờ, tỷ giá Euro/USD trượt thẳng về mức thấp nhất trong thời kỳ khủng hoảng.

Khi nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-7) quyết định tổ chức một cuộc họp khẩn để bàn thảo vấn đề Hy Lạp, khiến các đồng tiền an toàn hơn như USD và Yên Nhật giảm giá nhẹ, thì giá trị của đồng Euro lại tiếp tục giảm hơn nữa.

Đầu tháng 5 năm 2010, Quốc hội Hy Lạp đã bỏ phiếu thông qua kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tăng thuế mà Chính phủ đề xuất để nhận được gói viện trợ của EU và IMF. Tuy nhiên, đây chưa phải là rào cản cuối cùng để Athens nhận được phao cứu sinh. Theo yêu cầu của EU và IMF, Hy Lạp phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới đề ra, trong khi những biện pháp này đang vấp phải sự phản đối quyết liệt của người dân trong nước, thể hiện qua các cuộc tuần hành, đình công, và biểu tình rầm rộ trên khắp các đường phố

Athens .

Lợi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp đang tiếp tục tăng vọt, đồng nghĩa với việc Athens sẽ phải trả mức lãi suất ngày càng cao nếu tiếp tục muốn vay vốn từ các nhà đầu tư trái phiếu. Theo dữ liệu của hãng tin tài chính Bloomberg, mức chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu Hy Lạp kỳ hạn 10 năm với trái phiếu cùng kỳ hạn của Đức - loại trái phiếu được xem là chuẩn để so sánh giữa các loại trái phiếu trong khối Eurozone - hiện đã tăng lên mức 8%, cao nhất từ khi đồng Euro ra đời tới nay.

Cuộc khủng hoảng không chỉ dừng ở bên trong biên giới Hy Lạp. Hai quốc gia khác trong khối Eurozone với mức thâm hụt ngân sách cao và nợ công chồng

chất là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng đang có nguy chịu cơ chung số phận. Lợi suất trái phiếu chính phủ do Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha phát hành cũng đang trên đà leo thang mạnh không kém trái phiếu Hy Lạp, đặc biệt sau khi các hãng định mức tín nhiệm hạ điểm tín nhiệm hoặc cảnh báo sẽ hạ điểm tín nhiệm nợ công của hai nước này. Đã có thời điểm, mức chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu của hai nước này so với trái phiếu Đức cũng đạt mức cao nhất từ khi đồng Euro ra đời vào năm 1999 cho đến thời điểm cuộc khủng hoảng Hy Lạp diễn ra. Theo Hãng định mức tín nhiệm Moody’s , cuộc khủng hoảng của châu Âu, khởi nguồn từ Hy Lạp có thể đe dọa các ngân hàng ở các nước như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy, Ireland, và Anh. “Hệ thống ngân hàng của mỗi nước trong số này đang đối mặt với những thách thức khác nhau ở những quy mô khác nhau. Tuy nhiên, rủi ro lan rộng của cuộc khủng hoảng có thể xóa nhòa những khác biệt này và đặt ra những mối đe dọa chung với các hệ thống nhà băng đó”. Vòng xoáy khủng hoảng đã khiến niềm tin của giới đầu tư quốc tế vào đồng tiền Euro ngày càng thêm suy sụp, trong khi các đồng tiền có mức lãi suất thấp hơn như USD và Yên Nhật đang được xem là có độ đảm bảo an toàn cao hơn. Tỷ giá Euro/USD đã có lúc rớt về mức 1 Euro tương đương 1,25 USD, từ mức 1 Euro đổi được 1,28 USD trước đó. Đây là mức thấp nhất của tỷ giá Euro/USD kể từ tháng 3/2009, theo thông tin báo cáo của hãng tài chính Bloomberg . Trong tuần đầu của tháng 5 năm 2010, đồng Euro đã mất giá khoảng 4,5% so với USD. Theo Reuters, đây là tuần tồi tệ nhất của đồng Euro kể từ thời điểm tháng 12/2001, khi đồng tiền chung mới được đưa vào lưu hành một thời gian. Vài ngày sau đó, tỷ giá Euro đã phục hồi trở lại so với USD sau khi có tin G-7 sẽ bàn về vấn đề Hy Lạp trong một cuộc họp qua điện thoại. Cuộc họp này được

G-7 quyết định tổ chức khẩn cấp khi chứng kiến nỗi sợ hãi leo thang nhấn chìm thị trường chứng khoán thế giới trong sắc đỏ trong vài ngày giao dịch liên tiếp Theo dữ liệu của Bloomberg, tỷ giá Euro/Yên Nhật cũng phục hồi về mức 1 Euro tương đương 117,16 Yên theo giờ Tokyo, từ mức 1 Euro chỉ đổi được 114,32 USD cuối ngày 6/5 tại New York, đã có lúc tỷ giá Euro/Yên sụt về mức 1 Euro tương đương 110,70 Yên, thấp nhất từ tháng 12/2001.

2.3.3.2. Dữ trữ ngoại hối trên toàn cầu

Dự trữ ngoại hối bằng Euro trên phạm vi toàn cầu cũng chứng kiến sự giảm sút đáng kể do tác động của cuộc khủng hoảng nợ công bắt nguồn từ Hy Lạp. Theo số liệu báo cáo chính thức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, đến hết Quý II năm 2010 tỷ lệ dự trữ USD tăng lên 62,1%, so với 61,7% của cùng kì năm trước,. Tỷ lệ dự trữ bằng Yên Nhật tăng từ 3,1% lên 3,3%. Tỷ lệ dự trữ bằng Euro giảm còn 26,5% so với 27,2% trong quý I và mức kỷ lục 27,8% trong quý III/2009. Dự trữ bằng Bảng Anh giảm từ 4,3% xuống 4,2%.

Một số ngân hàng trung ương cũng đã tăng cường mua USD để ghìm giá nội tệ thay vì kiểm soát vốn. Chỉ trong vòng 12 ngày đầu tháng 9/2010, Ngân hàng trung ương Brazil đã mua 5,9 tỷ USD để ghìm giá đồng Real. Ngân hàng trung ương Nam Phi cũng bỏ ra 151 triệu USD để tăng kho dự trữ ngoại hối trong nỗ lực ghìm giá nội tệ.

Kể từ đầu năm, đồng euro đã mất giá 8,9% so với 16 đồng tiền chủ chốt. Ngày 19/5, một euro đổi được 1,2144 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 17/04/2006, và có khả năng giảm xuống dưới mức kỳ vọng 1,2 USD; một bảng anh chỉ đổi được 1,4239 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 30/3/2009.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đồng euro suy giảm là tin rất tốt cho khu vực, bảo vệ EU khỏi suy thoái quá mức. Sự suy giảm hiện nay có thể mang lợi cho các nhà xuất khẩu tại một số nước EU do doanh thu xuất khẩu sẽ bù đắp cho sự cắt giảm chi tiêu công và giảm nhẹ lo lắng của người tiêu dùng về nguy cơ lạm phát. Ngoài ra, đồng euro yếu có thể thúc đẩy phát triển du lịch vào EU, trong đó có Hy Lạp, nhưng nhiều người sẽ nghe ngóng tình hình và lo ngại về rối loạn xã hội tại quốc gia này, và sự mất giá euro có thể sẽ trở nên vô nghĩa.

Theo đánh giá của chi nhánh ngân hàng hoàng gia Scotland tại Đan Mạch, giá trị danh nghĩa dài hạn của euro sẽ vào khoảng 1,1-1,2 USD, và đồng euro còn tiếp tục giảm tiếp trong những năm tới trước khi tăng trở lại. Cho tới cuối năm nay, đồng euro dự kiến sẽ giao dịch trong khoảng 1,15-1,26 USD do khủng hoảng nợ quốc gia buộc ECB duy trì lãi suất thấp. Sự trượt giá euro làm giảm lòng tin vào đồng tiền này, và nó sẽ lùi về mốc khởi điểm năm 1999, khi đồng tiền chung bắt đầu lưu hành. Theo dữ liệu của Bloomberg, đồng euro còn cao hơn tỉ giá trung bình hàng tuần 1,1833 USD kể từ khi bắt đầu lưu hành, tỉ giá thấp nhất 0,8272 USD được xác định vào tháng 10/2000 và cao nhất 1,6038 USD vào ngày 15/7/2008. Kết quả so sánh cân bằng sức mua cũng cho thấy là, đồng euro còn định giá cao hơn USD khoảng 8,2%.

Như vậy, khủng hoảng đang đẩy đồng euro tiến đến giá trị cân bằng, thậm chí về mốc khởi điểm năm 1999, nhưng sự suy giảm của đồng euro sẽ hỗ trợ xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế EU. Tuy nhiên, EU còn phải nỗ lực rất lớn để khắc phục khó khăn và tránh gây ra những biến động bất lợi.

Thực tế có thể thấy, đồng Euro suy yếu là một nhân tố hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu của châu Âu. Với tỷ giá Euro giảm, hàng hóa xuất khẩu của châu Âu, từ xe hơi, máy móc, tới rượu bia trở nên rẻ hơn khi được tiêu thụ ở nước ngoài, đặc biệt là tại Mỹ và cả những quốc gia neo tỷ giá đồng nội tệ vào USD.

Ngoài ra, đồng USD suy yếu cũng là điều mà các nước Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang cần, vì họ đang đương đầu với thâm hụt thương mại khổng lồ và chật vật để tăng sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Mặc dù vậy, sự đi xuống của đồng Euro cũng mang trong nó hàng loạt những ảnh hưởng tiêu cực. Giá dầu lửa và các loại nguyên vật liệu thô được định giá bằng đồng USD đang leo thang. Giá tiêu dùng cũng có thể chịu áp lực tăng do hàng hóa nhập khẩu từ thị trường bên ngoài vào Eurozone có thể trở nên đắt đỏ hơn đối với người dân ở khu vực này. Quan trọng hơn, tình trạng đuối sức của đồng tiền chung châu Âu còn như phát đi một thông điệp rằng, nền kinh tế khu vực của họ đang yếu kém so với kinh tế Mỹ. New York Times cũng cho rằng, Euro mất giá cũng là bằng chứng rõ nét nhất về sự lo ngại của giới đầu tư trước cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp và sự bất lực của Eurozone trong việc đảm bảo các quốc gia thành viên tuân thủ chặt chẽ các quỹ định về chính sách tài khóa.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ Huy Lạp ,nguyên nhân và tác động đến vị thế đồng tiền chung châu âu (Trang 51 - 57)