Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa không thống nhất

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ Huy Lạp ,nguyên nhân và tác động đến vị thế đồng tiền chung châu âu (Trang 37 - 39)

Để có một môi trường tài chính bền vững, làm nền tảng cho kinh tế phát triển, về mặt vĩ mô, sự thống nhất giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là vô cùng quan trọng.Về cơ bản, chính sách tài khoá là chính sách thu chi của Chính phủ hay còn gọi là chính sách ngân sách. Còn chính sách tiền tệ là việc thực hiện tổng thể các biện pháp, sử dụng các công cụ của Ngân hàng Trung ương nhằm góp phần đạt được các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô thông qua việc chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền. Sự phối hợp hài hòa giữa hai chính sách này có ý nghĩa quyết định trong việc ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế.

Hệ thống ngân hàng trung ương châu Âu bao gồm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và 16 ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên. ECB điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát.

Quy định này tạo nền tảng cho việc hình thành và ổn định đồng euro. Nhưng nó cũng mang lại nhiều thách thức cho các chính phủ do họ không thể sử dụng chính sách tiền tệ làm công cụ hữu hiệu để hỗ trợ kinh tế phát triển.

Các quốc gia thành viên khu vực đồng euro chấp thuận một ngân hàng trung ương chung, một chính sách tiền tệ chung nhưng không chấp thuận một chính sách thuế chung.

Nguyên nhân sâu xa là mỗi quốc gia có một nhà nước riêng và nhà nước riêng thì cần có ngân sách riêng với hàng loạt nguyên tắc chi tiêu đính kèm. Điều này hợp lý nhưng lại là rào cản đối với khu vực đồng tiền chung bởi vì chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa luôn có mối quan hệ khắng khít với nhau.

Cụ thể, lãi suất trên thị trường tiền tệ phụ thuộc vào chính sách lãi suất do ECB định đoạt. Lãi suất trái phiếu chính phủ lại do bộ tài chính của từng quốc gia quyết định.

Quyết định của Bộ Tài chính phụ thuộc vào chính sách tài khóa của từng quốc gia. Đối với một số nước có năng lực cạnh tranh kém hơn như Hy Lạp, thâm hụt ngân sách lớn hơn các quốc gia khác trong khối, để bình ổn nền kinh tế, phát hành trái phiếu chính phủ với lãi suất cao hơn là giải pháp được ưa chuộng. Vì vậy, khủng hoảng nợ do mất khả năng chi trả là một điều hoàn toàn có thể dự đoán trước được.

Ngoài ra, so với các quốc gia khác, khoản chi phúc lợi - an sinh xã hội và thu thuế của EU rất cao so với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Theo số liệu thống kê, Mỹ có thu nhập bình quân đầu người là 34.320 đô la nhưng chỉ dành 19,4% GDP chi phúc lợi và an sinh xã hội. Con số tương tự ở Nhật là 25.130 đô la Mỹ/người và 18,6%. Trong khi đó, tại EU, tỷ lệ này dao động từ trên 20-38,2%. Để có tiền chi phúc lợi và an sinh xã hội, các nước buộc phải gia tăng các khoản thuế. Thực tế cho thấy, tỷ lệ thu thuế tính trên GDP của các nước trong khối EU

cũng tăng vượt trội so với các quốc gia khác trên toàn cầu. Tỷ lệ này biến động từ trên 30-50% GDP.

Trong khi đó, tỷ lệ này tại Mỹ, Nhật, Canada lần lượt là 28,2%; 27,4%; 33,4%. Để có nguồn thu lớn, EU đã xây dựng một biểu thuế suất cao hơn. Thuế giá trị gia tăng trung bình trên 20%, trong khi tỷ lệ này ở Mỹ và Hàn Quốc khoảng 10%; tại Nhật và Canada là 5%. Chính điều này đã làm cho EU trở thành thiên đường của hưởng thụ hơn là nơi hấp dẫn nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh. Lợi thế trong thu hút nguồn vốn nước ngoài của EU cũng bị tác động.

Là một thành viên của EU, trong các hoạt động kinh tế đối ngoại với các quốc gia ngoài EU, Hy Lạp cũng gặp những khó khăn tương tự. Không chỉ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, Hy Lạp còn bị thất thế trong các giao dịch nội khối. Là một quốc gia nhỏ, nghèo tài nguyên, năng lực cạnh tranh của Hy Lạp giảm. Mặc dù Hy Lạp thiết lập một tỷ lệ thu thuế và chi phúc lợi và an sinh xã hội ở mức trung bình của khu vực đồng tiền chung, nhưng nó cũng làm tăng mức thâm hụt ngân sách, tạo áp lực gia tăng nợ công.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ Huy Lạp ,nguyên nhân và tác động đến vị thế đồng tiền chung châu âu (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w