e. Giải thích
- Do lực căng bề mặt của chất lỏng bao giờ cũng có xu hướng kéo mặt ngoài của chất lỏng về diện tích nhỏ nhất , chính lực này đã làm cho thanh thép nằm ngang chuyển động về phía tay người cầm .
3.1 Lực căng bề mặt
Làm một khung dây thép cứng, cột vào đó một sợi chỉ được nối hai đầu thành một vòng kín. Nhúng vòng trên vào một chậu nước xà phòng với nồng độ thích hợp để tạo màn xà phòng trên khung. Đâm nhẹ nhàng để làm thủng màn xà phòng trong vòng dây chỉ, vòng dây chỉ sẽ có hình tròn chứng tỏ có lực căng bề mặt tác dụng lên vòng dây tại mỗi điểm có phương vuông góc với tiếp tuyến vòng dây tại điểm đó.
TN này có thể làm với kích thước nhỏ, nhiều bộ dùng làm TN thực tập của HS hoặc làm một bộ có kích thước tương đối lớn để làm TN biểu diễn của GV.
3.2 Sự lưu ảnh trên võng mạc
Làm một tấm bìa cac-ton kích thước vừa đủ để HS nhìn thấy hình ảnh vẽ trên tấm bìa. Dán giấy trắng lên 2 mặt tấm bìa. Gắn cố định một thanh tre hình tròn thẳng đứng trong tấm bìa để có thể xoay tấm bìa quay tròn với tốc độ nhất định.
Vẽ lên mặt thứ nhất của tấm bìa hình vẽ con cá, vẽ lên mặt thứ hai của tấm bìa một cái chậu có nước, lớn hơn cá và cùng vị trí như cá.
Xoay chậm thanh tre, HS lúc thấy con cá, lúc thấy chậu nước, không có hiện tượng gì lạ.
Xoay nhanh thanh tre với tốc độ lớn hơn 10 vòng/s để tấm bìa xoay tròn HS sẽ thấy con cá ở trong chậu nước. Hiện tượng này chứng tỏ khi nhìn thấy con cá thì hình ảnh cái chậu được nhìn thấy trước đó thời gian nhỏ hơn 0,1s vẫn còn được lưu lại trên võng mạc nên coi như mắt nhìn thấy cá và chậu cùng lúc.
TN này có thể dùng làm TN biểu diễn của GV.
3.3 Thấu kính hội tụ
Cắt một tấm bìa cac-ton kích thước vừa phải. Giữa tấm bìa cắt một lỗ hình elip hoặc hình tròn và dùng băng keo trong dán lỗ đó lại. Nhỏ nhẹ nhàng lên mặt băng keo đó một giọt nước để nó có dạng mặt tròn cong lên trên giống như thấu kính hội tụ. Để tấm bìa lên trên một tờ giấy để quan sát sẽ thấy chữ tại vị trí dưới giọt nước được nhìn thấy sẽ lớn hơn chữ bình thường.
1. Mục đích thí nghiệm:
Học sinh vận dụng được kiến thức vừa học để giải thích hiện tượng mà các em vừa quan sát.
2. Dụng cụ:- Một ngọn đèn pin (loại phát ra ánh sáng trắng) - Một ngọn đèn pin (loại phát ra ánh sáng trắng) - Một chiếc khay - Một tấm gương - Giấy trắng - Nước 3. Bố trí thí nghiệm:
Như hình dưới đây:
4. Tiến hành thí nghiệm:
- Dựng chênh chếch tấm gương vào cạnh của khay - Đổ nước gần đầy vào khay
- Dùng đèn pin chiếu vào nước sao cho các tia sáng chạm vào phần ngập trong nước - Giơ tờ giấy ra phía trước gương, đón nhận ánh sáng do gương phản xạ lại
Kết quả thí nghiệm:
Trên mặt giấy trắng thu được vệt màu như bảy sắc cầu vồng
5. Giải thích:
Ánh sáng trắng gồm nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. Khi chiếu đèn, ánh sáng truyền từ không khí vào nước bị khúc xạ tại mặt phân cách. Các ánh sáng đơn sắc có góc khúc xạ khác nhau. Khi đến gương thì bị phản xạ trở lại và tiếp tục bị khúc xạ khi ra khỏi mặt nước.
được cầu vồng trên giấy khi đặt giấy ở vị trí thích hợp
PHẦN III. ĐỀ XUẤT TẠO THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN, RẺ TIỀNThí nghiệm: hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng Thí nghiệm: hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng
Dùng cho bài “Chất lỏng. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng” vật lí 10 nâng cao và bài “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng” vật lí 10
1.Mục đích thí nghiệm
- Chứng tỏ đồng xu có thể nổi trên mặt nước
- Chứng tỏ sức căng mặt ngoài của nước lớn hơn lực căng mặt ngoài của dung dịch xà phòng
2. Dụng cụ thí nghiệm
+ Chậu + Vài đồng xu + Nước
+ Dung dịch xà phòng (nước rửa chén hoặc xà phòng giặt)
3. Tiến hành thí nghiệm
- Cho nước vào chậu
- Lần lượt đặt nhẹ nhàng các đồng xu lên mặt nước sao cho chúng nổi được trên mặt nước
- Đổ nhẹ dung dịch xà phòng vào chậu nước. Lập tức các đồng xu bị chìm
4. Giải thích thí nghiệm
Đồng xu có khối lượng riêng lớn hơn nước lẽ ra phải chìm, nhưng nhờ lực căng mặt ngoài nên đồng xu vẫn nổi được trên mặt nước. Khi cho thêm dung dịch xà phòng vào, lực căng mặt tác dụng lên đồng xu giảm nên nó bị chìm
2.1. Trong dạy học phần chất khí
Thí nghiệm “Chiếc cốc biết … tự đi”
Mục đích: Dạy bài “Quá trình đẳng tích – Định luật Sác lơ” Dụng cụ
- Một tấm kính