- Lắp mạch nối tiếp: nguồn điện + khung dây + khóa theo sơ đồ như hình vẽ.
2.1. Thí nghiệm "Đối lưu" 1 Mục đích thí nghiệm
2.1.1. Mục đích thí nghiệm
Thí nghiệm này giúp học sinh hiểu được đối lưu cũng là một hình thức truyền nhiệt. Học sinh hiểu được sự hình thành dòng đối lưu và quan sát được dòng đối lưu đó.
2.1.2. Phương án
Dụng cụ
- Hai chai thuỷ tinh
- Một ống thuỷ tinh dài 10cm
- Một tấm kính dày 3ly (20cmx40cm) - Hai cái roăng bằng cao su
- Cây que tre khô, nhỏ
- Một cây nến và ba cây hương (hình 2.19).
Cách lắp ráp thí nghiê ̣m
- Hai chai thủy tinh được cắt bỏ phần dưới, ta chỉ dùng phần trên.
- Dùng roăng cao su bao quanh phần bị cắt nhằm mục đích hạn chế không khí đi vào trong chai.( hình 2.19)
- Khoan hai lỗ nhỏ đường kính 1cm ở
hai chai có cùng vị trí giống nhau và dùng ống thuỷ tinh nối thông hai chai với nhau.
Các bước tiến hành
- Đốt cây nến đã đă ̣t trong lòng của một chai thuỷ tinh từ miê ̣ng chai nhờ que tre.
- Sau đó đốt hương cháy và đặt trong lòng chai còn lại (hình 2.20)? Yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra như thế nào? Rút ra kết luận.
Kết quả thí nghiệm
- Chai thuỷ tinh chứa ngọn nến có dòng khói hương bay lên. Điều đó chứng tỏ khi đốt ngọn nến cháy đã tạo ra không khí nóng bay lên trên, nhằm duy trì sự cháy cần phải có đủ ôxy cung cấp vì thế mà dòng không khí lạnh bên chai thuỷ tinh chứa khói hương bị rút qua, tạo thành dòng đối lưu trong ống thuỷ tinh.
Rút ra kết luận về sự đối lưu.