- Lắp mạch nối tiếp: nguồn điện + khung dây + khóa theo sơ đồ như hình vẽ.
1. Chuẩn bị dụng cụ TN
- Một vỏ lon nước ngọt (kim loại mỏng) - Một nguồn cung cấp Nhiệt (bếp ga mini)
- Một thau nước lạnh
2. Mục đích TN:
- Tạo tình huống có vấn đề khi dạy học bài Sự bay hơi và ngưng tụ.
3. Tổ chức dạy học: Tạo tình huống có vấn đề bằng cách đặt câu hỏi trước khi tiến hành
TN:
- Nếu ta đốt nóng vỏ lon mà bên trong trống không và nhúng vào thau nước lạnh thì vấn đề gì xảy ra ? Cho Hs dự đoán kết quả..
- Tiến hành TN:
- B1 : Đốt nóng vỏ lon mà bên trong trống không Nhúng vào thau nước, Hs quan sát và nhận xét: không có hiện tượng gì xảy ra
- B2 : Đốt nóng vỏ lon khi nó chứa H2O Nhúng vào thau nước, Hs quan sát và nhận xét: Vỏ lon bị co méo đột ngột
- Gv nhập đề: Vì sao vỏ lon bị co méo như vậy ? chúng ta hãy nghiên cứu bài Sự bay hơi và ngưng tụ, để tìm hiểu được nguyên nhân vì sao.
4. Sản phẩm:
2.1. THÍ NGHIỆM 1: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
2.1.1. Phương án 1
Chuẩn bị dụng cụ
- 1 vỏ lon nước ngọt - 1 màng cao su
- 1 bìa cứng cắt thành hình chữ nhật có chia vạch, phần còn lại gấp thành kim chỉ thị.
Lắp ráp
Dùng bìa cứng đã chia vạch gắn vào vỏ lon nước ngọt, mặt chia vạch quay vào bên trong. Dùng màng cao su bịt kín miệng lon nước ngọt. Gắn kim chỉ thị lên màng cao su sao cho kim chỉ thị chỉ vạch số 0 (hình 2.1 a)
Tiến hành thí nghiệm
Đặt lon nước ngọt trên vào bát sứ sau đó rót nước nóng vào bát sứ. Quan sát hiện tượng xảy ra.
Hiện tượng xảy ra
Kim chỉ thị dịch chuyển khỏi vạch số 0 (hình 2.1 b), lấy lon nước ngọt ra khỏi bát nước nóng kim chỉ thị trở về vạch số 0.
Giải thích
Khi rót nước nóng vào bát sứ (nhiệt độ tăng) chất khí trong bình nóng lên và nở ra đẩy màng cao
Kết luận“ chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi”
Hình 2.1 a Hình 2.1b
Phương án 1 cũng chính là cách tạo ra một nhiệt kế khí đơn giản
2.1.2. Phương án 2
Chuẩn bị dụng cụ
- 1 chai thủy tinh - quả bóng bay
- Nước nóng và nước lạnh
Tiến hành thí nghiệm
- Đổ nước rất nóng vào đầy chai.
- Mấy phút sau thì đổ nước nóng ra khỏi chai, nhanh chóng chụp quả bóng vào miệng chai. - Dùng nước lạnh tưới ngoài vỏ chai.
Hiện tượng xảy ra
Khi tưới nước lạnh vào vỏ chai thì quả bóng bị hút vào trong chai.
2.1.3. Phương án 3
Chuẩn bị dụng cụ
- ít nước xà phòng. - 1ống hút.
- 1 bình kín (lấy các bình giấy đựng thức uống đã dùng trên có lỗ nhỏ để cắm ống hút) - nước nóng.
Tiến hành thí nghiệm
Dùng ống hút cắm vào bình kín. Nhúng dầu kia của ống hút vào nước xà phòng. Đổ nước nóng lên thành bình.
Hiện tượng xảy ra
Xuất hiện các bong bóng xà phòng.
Giải thích
Khi đổ nước nóng lên thành bình. Nước nóng đã làm không khí tronh bình nở ra tạo thành bong bóng xà phòng.
2.2. THÍ NGHIỆM 2: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCHChuẩn bị Chuẩn bị
- 2 quả bóng bay - Sợi dây
- 1 khăn lông dê - 1 tờ giấy
Tiến hành thí nghiệm
- Thổi to quả bóng, dùng dây cột 2 quả bóng lại. - lần lượt dùng khăn cọ xát vào 2 quả bóng.
- cầm chặt giữa sợi dây, giơ 2 quả bóng lên. Sau đó bỏ tờ giấy giữa 2 quả bóng
Hiện tượng xảy ra
Hai quả bóng đẩy nhau. Khi bỏ 1 tờ giấy giữa 2 quả bóng, hai quả bóng tiến sát vào nhau.
điện tích dương của tờ giấy hút điện tích âm của quả bóng.
2.3. THIẾT KẾ CHẾ TẠO DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN: CHẾ TẠO ĐIỆN KẾChuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị dụng cụ
- Vỏ lon nước ngọt. - Dây đồng.
- Chai nhựa.
Tiến hành lắp ráp
Lấy lá nhôm từ vỏ lon, cắt và mài mỏng nhẵn thành kim điện kế. Dùng dây đồng phi = 1,5mm làm trục quay cho kim. Tất cả đặt trong chai nhựa trong suốt, đầu kia của dây đồng nhô ra ngoài chai, ta dùng vỏ lon gắn với đầu này để dùng vỏ lon làm đầu tích trữ điện tích cho điện kế.
Để điện kế nhạy ta dán 2 phía đối diện 2 lá nhôm và sấy khí trong chai cho hết ẩm rồi dùng keo gắn kín các chỗ hở.
1. Tên thí nghiệm
“Nến cháy trong nước”
2. Dụng cụ thí nghiệm
+ Một tấm kính trong (3mm) kích thước (17× 25)cm, một tấm kính màu có kích thước tương tự.
+ Một bản gỗ kích thước (25×30) cm
+ Một cái ly bằng thủy tinh trong có chiều cao phù hợp kính + Hai cây nến giống hệt nhau có chiều cao của nến phù hợp với ly + Hai thanh nhôm, mỗi thanh dài 25 cm
+ Sáu con vít (loại dùng để bắt gỗ) + Một ít nước và máy lửa
3. Cách chế tạo
Các dụng cụ trong thí nghiệm được gia công tương đối đơn giản. Hai thanh nhôm được gắn cố định vào khoảng giữa bản gỗ bằng vít để tạo giá kính, hai thanh này tạo một khe rộng vừa đủ để lắp tấm kính vào. Từ tâm đối xứng (O) của tấm gỗ, ta xác định và đánh dấu hai điểm A và B đối xứng với nhau qua O, A cách B 10cm và AB vuông góc vói hai thanh nhôm.
4. Cách lắp ráp
+ Lắp kính vào giá. + Gắn cây nến I ở vị trí A.
+ Gắn cây nến II vào trong lòng ly thủy tinh L (nến thấp hơn ly ít nhất 2cm). + Đặt ly ở vị trí B sao cho chân nến II trùng với B
* Chú ý: Khi nơi tiến hành làm thí nghiệm quá sáng, ta nên thay tấm kính trong bằng tấm kính màu.
+ Rót nước vào đầy ly L
+ Dùng máy lửa châm lửa cho cây nến I
+ Qua quan sát, ta thấy cây nến II cũng như đang cháy
Giải thích
Ánh sáng phát ra từ cây nến I khi qua kính một phần khúc xạ ra phía sau, một phần bị phản xạ trở lại môi trường cũ. Các tia phản xạ này tạo ảnh ảo của nến I trùng với vật thật nến II nên ta thấy nến II như thể dang cháy.