- Lắp mạch nối tiếp: nguồn điện + khung dây + khóa theo sơ đồ như hình vẽ.
2.1. Thí nghiệm 1: Điện phổ
Sử dụng trong các bài “Điện trường” để minh họa hình dạng các đường sức điện.
2.1.1. Dụng cụ
- Một ít keo dán; Hai đoạn dây dẫn.
2.1.2. Gia công dụng cụ
Đánh dấu các điểm trên thân lon thành những dãy hàng ngang và hàng dọc (theo trục của vỏ lon) đều nhau.
2.1.3. Cách lắp ráp
Dùng keo gắn từng sợi tóc lên các điểm đã đánh dấu.
2.1.4. Mục tiêu thí nghiệm
Xác định hình dạng điện phổ của một vật nhiễm điện; hình dạng điện phổ giữa hai vật tích điện cùng dấu và giữa hai vật tích điện trái dấu.
2.1.5. Tiến hành thí nghiệm và kết quả
* Điện phổ của vật nhiễm điện dương (hoặc âm): Dùng dây dẫn nối vỏ lon với mấy phát tĩnh điện
để cho vỏ lon nhiễm điện dương (hoặc âm). Quan sát sự chuyển động của các sợi tóc và hình dạng ổn định của chúng sau vài phút. Ta sẽ thấy các sợi tóc dần dần chuyển động tạo thành hình dạng như hình dạng điện phổ của một vật nhiễm điện dương (hoặc âm) có dạng như sau:
* Điện phổ của hai vật nhiễm điện trái dấu: Đặt hai vỏ lon gần nhau; dùng dây dẫn nối vỏ lon với
mấy phát tĩnh điện để cho hai vỏ lon nhiễm điện trái dấu. Quan sát sự chuyển động của các sợi tóc và hình dạng ổn định của chúng sau vài phút. Ta sẽ thấy các sợi tóc dần dần chuyển động tạo thành hình dạng như hình dạng điện phổ của hai vật nhiễm điện trái dấu (tại khu vực giữa hai lon số lượng các sợi tóc nhiều hơn các khu vực khác) có dạng như sau:
mấy phát tĩnh điện để cho hai vỏ lon nhiễm điện cùng dấu (hai dây dẫn nối hai vỏ lon đến cùng một cực của máy phát tĩnh điện). Quan sát sự chuyển động của các sợi tóc và hình dạng ổn định của chúng sau vài phút. Ta sẽ thấy các sợi tóc dần dần chuyển động tạo thành hình dạng như hình dạng điện phổ của hai vật nhiễm điện cùng dấu (tại khu vực giữa hai lon số lượng các sợi tóc ít hơn các khu vực khác) có dạng như sau:
Chú ý: Khi nhìn dọc theo trục của vỏ lon, ta có thể xem đó là điện phổ của các điện tích dương (hoặc âm) đặt tại từng trục.