Dụng cụ Dây điện.

Một phần của tài liệu 1 số thí nghiệm vật lí tự tạo rẻ tiền (Trang 58 - 60)

- Lắp mạch nối tiếp: nguồn điện + khung dây + khóa theo sơ đồ như hình vẽ.

a. Dụng cụ Dây điện.

- Dây điện. - 06 đinh mũ. - 02 cái ghim. - 01 pin 4,5 vôn. - 02 miếng gỗ nhỏ. - 01 bóng đèn và một chân đèn. b. Tiến hành

- Đóng vào mỗi miếng gỗ 3 cái đinh mũ.

- Mở cái ghim ra, một đầu ghim để dưới cái đinh mũ ở giữa. Như thế, khi xoay cái ghim nó có thể tiếp xúc với 2 đinh mũ còn lại.

- Dùng dây điện nối công tắc, pin, đèn lại.

- Thử đặt ghim ở vị trí khác nhau để thắp sang hoặc làm tắt bong đèn. Cả hai công tắc đều có thể điều khiểm bong đèn.

c. Giải thích

Do cả 2 công tắc có thể lần lượt hình thành mạch điện kín, có thể cho dòng điện chạy qua, bóng đèn sẽ sáng. Mỗi khi di chuyển 1 hoặc 2 cái ghim, thì mạch điện sẽ hở, đèn tắt.

- Hai cái kim.

- 01 nam châm thẳng.

b. Tiến hành

- Dùng một đầu nam châm xát vào kim 40 lần theo cùng một hướng, làm cho cái kim bị từ hóa. - Lần lượt đặt hai mũi kim gần nhau.

Hiện tượng gì sẽ xảy ra?

Khi đưa hai đầu kim không giống nhau chúng sẽ đẩy nhau, còn đưa hai đầu ngược lại thì chúng sẽ hút nhau.

c. Giải thích

Nam châm tạo ra lực từ cho cái kim. Trên thưc tế hai kim này giống như hai cái nam châm, chúng sẽ đẩy hoặc hút nhau theo các cực giống nhau hoặc ngược nhau.

1. Thí nghiệm về hiện tượng nhiễm điện do cọ sát.

Dùng trong bài 1 Điện tích – Định luật Cu - lông, sgk 11 nâng cao.

a) Dụng cụ:

- Một tờ báo được cắt có kích thước như trang vở học sinh. - Một túi nhựa.

- Dao cắt giấy.

b) Tiến hành thí nghiệm:

Cắt tờ giấy báo thành 8 dải giấy song song còn để dính chúng với nhau ở một chiều của tờ giấy. Cắt xong vuốt các di giấy dựng lên, dính vào trên vách tường, dùng túi nhựa ma sát từ trên xuống dưới. Sau đó, gỡ tờ giấy xuống, 8 dải giấy trên hướng ra ngoài và lay động qua lại rất sinh động.

c) Giải thích:

Khi dùng túi nhựa ma sát tờ giấy từ trên xuống dưới, tờ giấy sẽ bị nhiễm điện do cọ sát và sẽ mang điện tích. Do đó, mỗi dải giấy sẽ mang điện tích giống nhau, dẫn đến chúng đẩy nhau và tách nhau ra, tạo ra sự dao động qua lại giữa các dải giấy.

c) Lưu ý:

- Nên dùng giấy báo thì sẽ tạo ra ma sát nhanh và lớn hơn, dẫn đến tờ báo sẽ nhanh bị nhiễm điện. - Có thể để tờ giấy trên mặt bàn nhám nằm ngang, rồi vuốt thì cũng tạo ra ma sát lớn và làm tờ giấy nhiễm điện nhanh.

( Dùng cho bài 35 Tán sắc ánh sáng, sgk 12 nâng cao)

a) Dụng cụ:

- Một tờ giấy trắng bằng bìa cứng tròn được chia thành bảy hình quạt bằng nhau và tô màu các hình quạt theo đúng trật tự bảy màu cầu vồng: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

- Một trục môtơ nhỏ ( đồ chơi trẻ em). Hình vẽ:

b) Tiến hành thí nghiệm:

- Cho tâm O đĩa tròn gắn vào trục quay của môtơ.

- Bật công tắc cho môtơ quay nhanh dần và yêu cầu người quan sát nhìn vào mặt đĩa, ta thấy mặt đĩa không còn bảy màu nữa mà chỉ còn có màu trắng.

c) Giải thích:

Do hiện tượng lưu ảnh của mắt, nên khi đĩa quay nhanh, cảm giác về một màu xác định, màu vàng chẳng hạn, mà mắt nhận được chưa kịp mất, thì mắt ta lại nhận tiếp được cảm giác về màu lục, màu lam, màu chàm, màu tím, màu đỏ, màu cam. Kết quả là cảm giác về cả bảy màu đó hoà lẫn với nhau và gây cho mắt cảm giác về màu tổng hợp, là màu trắng.

c) Lưu ý:

- Mặt đĩa dùng quay phải cứng.

- Các màu sắc phải được tô chuẩn, đúng theo thứ tự bảy màu cơ bản đã qui định. - Cho đĩa quay với tốc độ nhanh với thấy rõ được màu trắng của mặt đĩa.

Một phần của tài liệu 1 số thí nghiệm vật lí tự tạo rẻ tiền (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w