Thí nghiệm về sự nổi 1 Mục đích TN

Một phần của tài liệu 1 số thí nghiệm vật lí tự tạo rẻ tiền (Trang 78 - 79)

- Lắp mạch nối tiếp: nguồn điện + khung dây + khóa theo sơ đồ như hình vẽ.

2.1.2.Thí nghiệm về sự nổi 1 Mục đích TN

f. Giải thích: Xét lỗ tròn (đường liền nét) Giả sử hai phân tử gần nhau nhất trên đường chu vi của

2.1.2.Thí nghiệm về sự nổi 1 Mục đích TN

2.1.2.1. Mục đích TN

Khắc phục quan niệm của HS luôn cho rằng vật nặng thì chìm còn vật nhẹ lại nổi. Giải thích được các hiện tượng nổi trong đời sống.

2.1.2.2. Phương án 1

* Vật liệu:

- Hai viên sáp bằng nhau dùng để nặn hình - Một chậu nước trong

* Chế tạo dụng cụ - Tiến hành :

- Vo tròn một viên sáp. Viên còn lại nặn thành hình chiếc thuyền rỗng.

+ Viên bị vo tròn chìm

+ Viên nặn thành hình chiếc thuyền lại nổi

* Kết luận:

- Viên bị vo tròn chìm, do trọng lượng riêng của nó lúc đó lớn hơn trọng lượng riêng của nước. - Viên sáp được nặn thành thuyền, thả xuống nước lại nổi, vì trọng lượng riêng trung bình của thuyền nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước (thể tích của thuyền lớn hơn nhiều lần thể tích đất viên sáp bị vo lại). 2.1.2.3. Phương án 2 * Vật liệu: - Một quả trứng gà (không bị hỏng). - Một cốc to đựng nước. - Một lọ muối ăn. - Một chiếc thìa cà phê.

* Chế tạo dụng cụ - Tiến hành thí nghiệm:

- Cho quả trứng vào nước ta thấy quả trứng bị chìm.

- Dùng thìa múc muối ăn cho vào cốc nước, khuấy nhẹ cho đến khi quả trứng nổi trong cốc nước thì dừng lại.

* Kết luận:

- Cho quả trứng vào nước ta thấy quả trứng bị chìm là do trọng lượng riêng của trứng lớn hơn trọng lượng riêng của nước. dtrứng > dnước⇒ P > FA

- Khi cho muối ăn vào nước khuấy đều, quả trứng nổi lên là do lúc này trọng lượng riêng của hổn hợp nước muối lớn hơn trọng lượng riêng của trứng. dtrứng < dnước⇒ P < FA

Một phần của tài liệu 1 số thí nghiệm vật lí tự tạo rẻ tiền (Trang 78 - 79)