Vốn hoạt động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMCP trong quá trình cạnh tranh và hội nhập (Trang 32)

2.3.2.1 Vốn huy động từ nền kinh tế và những hạn chế trong việc huy động vốn:

i/ Tình hình chung :

Xem bảng 2.4 - Diễn biến vốn huy động của các NHTMCP từ năm 2000 đến 30/6/2005 : Biểu đồ tăng trưởng vốn huy động

0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000

Huy động vốn là một trong dịch vụ truyền thống của các Ngân hàng thương mại, trong thời gian qua dịch vụ này tiếp tục tăng trưởng và phát triển, với hoạt động chủ yếu là huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Đến 30/6/05 vốn huy động của hệ thống NHTM trên địa bàn đạt mức 167.239 tỷ đồng; trong đó vốn huy động của NHTMCP chiếm tỷ trọng 34,1% trong tổng huy động vốn của toàn hệ thống, tăng gấp 3,4 lần so với năm 2000; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 43,6%/năm. Các NHTMCP trên địa bàn TP. HCM đã áp dụng nhiều hình thức huy động đa dạng như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích góp, tiết kiệm dự thưởng … với các mức lãi suất linh hoạt phù hợp, với các hình thức và thời gian gửi tiền đa dạng để khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Đặc biệt áp dụng cộng nghệ tin học Online để tạo thuận lợi cho khách hàng rút và gửi tiền, chuyển tiền, thanh toán …

Chỉ riêng vốn huy động của 3 NH có quy mô lớn đến 30/6/05 đạt mức 33.677 tỷ gấp 1,75 lần vốn huy động của 12 NH có quy mô vừa và nhỏ. Vốn huy động cao nhất là của ACB 15.827 tỷ, tiếp đến là Sacombank 9.886 tỷ, EIB 7.964 tỷ; nhưng đạt mức tăng nhanh nhất là VAB tăng 17,08 lần so với năm 2000.

Lãi suất huy động vốn ( VNĐ, ngoại tệ ) của hệ thống NHTMCP luôn ở mức cao nhất so với cùng kỳ hạn của các hệ thống NH khác nhưng thị phần huy động vốn của NHTMCP vẫn xếp thứ hai sau hệ thống NHTMNN, do NHTMNN có vốn tiền gởi thanh toán của các tổ chức, cá nhân nhiều nhất .

ii/ Một số hạn chế, tồn tại :

- Nguồn vốn hoạt động của của các NHTMCP trên địa bàn TP. HCM chủ yếu là vốn huy động nhưng cơ cấu không hợp lý. Ở thời điểm 30/6/05, nguồn vốn tiền gửi thanh toán của các đơn vị tổ chức kinh tế với lãi suất thấp của cả hệ thống

NHTMCP chiếm tỷ trọng 22,5%, trong khi đó vốn tiền gửi của dân cư, tiền gửi chứng từ có giá với lãi suất cao chiếm tỷ trọng 77,5%, như vậy lãi suất bình quân đầu vào của NHTMCP cao hơn NHTM Nhà nước ( tỷ lệ tương ứng là 53% , 47% ), nên khó cạnh tranh trong cho vay với các ngân hàng khác, hạn chế khả năng sinh lời của NHTMCP.

- Hầu hết các NHTMCP trên địa bàn TP. HCM chưa hoạch định được chiến lược kinh doanh ở tầm trung dài hạn, nên nguồn vốn chưa được ổn định. Có ngân hàng nâng lãi suất khá cao để huy động ngoại tệ, trong khi không có đầu ra cho vay ngoại tệ nên phải gửi ở nước ngoài với lãi suất thấp hơn, gây thiệt hãi trong kinh doanh.

- Tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn trong tổng vốn huy động của các NHTMCP trên địa bàn TP. HCM vẫn có khá thấp, nên để đầu tư cho vay trung dài hạn, nhiều ngân hàng đã phải sử dụng đến nguồn vốn huy động ngắn hạn cho vay đạt mức tỷ lệ tối đa cho phép hoặc thậm chí vượt cả tỷ lệ cho phép, nên tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro.

2.3.2.2 Vốn trên thị trường trường tiền tệ:

Bảng 2.5 - Diễn biến doanh số giao dịch vốn (VNĐ và ngoại tệ quy VNĐ ) trên thị trường tiền tệ liên NH. Đơn vị : Tỷ đồng

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 30/6/05

NH quy mô lớn 2439 2086 4204 6110 8409 9273

NH quy mô vừa 853 898 1725 1951 3177 3682

NH quy mô nhỏ 428 547 998 2520 3447 4058

Nguồn số liệu : Ngân hàng chi nhánh nhà nước TPHCM

Chú thích : quan hệ vay bao gồm nhận tiền gởi và đi vay của các TCTD khác; quan hệ cho vay gồm gởi tiền và cho các TCTD khác vay.

Theo số liệu từ năm 2000 đến nay tình hình hoạt động trên thị trường liên ngân hàng giữa các NH cho thấy lượng giao dịch của NH có quy mô lớn luôn luôn cao hơn cả lượng giao dịch vốn của NH có quy mô vừa và nhỏ cộng lại. Đồng thời diễn biến theo những chiều hướng trái ngược nhau ; trong đó: nhóm NH có quy mô lớn luôn luôn có xu hướng cho vay nhiều hơn đi vay, nhóm NH có quy mô vừa và quy mô nhỏ thì diễn biến theo xu hướng khác, từ năm 2000 đến 2002 theo xu hướng cho vay nhiều hơn đi vay, nhưng từ năm 2003 đến nay theo xu hướng ngược lại đi vay nhiều hơn cho vay.

Những diễn biến vay và cho vay trên thị trường tiền tệ ở các nhóm NH trên là phù hợp với diễn biến tình hình tiền tệ của các NH do phụ thuộc vào khả năng tài chính, quy mô vốn, khả năng huy động và đáp ứng vốn cho khách hàng và nền kinh tế. Đây cũng là một xu thế tất yếu trong quá trình mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng lực vốn, năng lực cạnh tranh của các NHTMCP.

2.3.2.3 Vốn trên thị trường quốc tế:

Bảng số liệu 2.6 - Giao dịch vốn trên thị trường quốc tế - Đơn vị : Quy tỷ đồng

NH 2000 2001 2002 2003 2004 30/6/05

NH quy mô lớn 2.265 2.793 993 534 502 592

NH quy mô vừa 210 345 130 599 635 539

NH quy mô nhỏ 4 9 8 9 17 25

Nguồn số liệu : NHNN chi nhánh TPHCM

Giao dịch vốn trên thị trường quốc tế của các NHTMCP được thể qua bảng 2.6 là các giao dịch gởi ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Chủ yếu tập trung vào nhóm NH có quy mô lớn và NH có quy mô vừa, tiền gởi ngoại tệ ở nước ngoài một phần dùng để thực hiện thanh toán quốc tế, một phần gởi mang tính chất kinh doanh hưởng lãi.

Biểu đồ giao dịch vốn trên các thị trường trong nước và quốc tế

Giao dich vốn trên thị trường liên NH Giao dịch vốn trên thị trường Quốc tế

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 QM lớn QM lớn QM vừa QM vừa QM nhỏ QM nhỏ 2000 2002 2004 2000 2002 2004

2.3.3 Thực trạng tình hình dầu tư, cung ứng vốn cho nền kinh tế:

2.3.3.1 Tình hình chung:

Xem bảng 2.7 - Diễn biến dư nợ cho vay của NHTMCP trên địa bàn TPHCM từ năm 2000 đến 30/6/2005.

Biểu đồ tăng trưởng dư nợ tín dụng

Qua bảng 2.8 cho thấy về

quy mô tín dụng thì nhóm 3 NH có quy mô lớn có tổng dư nợ đến 30/6/05 là 20.911 tỷ cao hơn tổng dư nợ của 12 NH có quy mô vừa và nhỏ 20.873 tỷ, điều này thể hiện sự khác biệt rất rõ trong khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế giữa các NH có quy mô khác nhau. Về tốc độ tăng trưởng tín 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 2000 2001 2002 2003 2004 6/30/05

dụng thì nhóm NH có quy mô nhỏ đạt tốc độ tăng nhanh nhất 6,34 lần, tiếp đến là nhóm NH có quy mô vừa 4,84 lần, nhóm NH có quy mô lớn 3,93 lần.

Bảng 2.7 - Diễn biến dư nợ cho vay của NHTMCP trên địa bàn TPHCM từ năm 2000 đến 30/6/2005. Đơn vị : Tỷ đồng

Nguồn số liệu : Ngân hàng nhà nước chi nhánh TPHCM

Ngân hàng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 30/06/2005

I. Nhóm Ngân hàng quy mô lớn: 5,322 7,242 9,640 13,852 17,660 20,911

- ACB 2,145 2,710 3,709 5,130 6,698 7,103

- Sài Gòn Thương Tín 1,330 2,218 3,259 4,731 5,986 7,334 - Xuất Nhập Khẩu 1,847 2,314 2,672 3,991 4,976 6,474

II. Nhóm Ngân hàng quy mô vừa: 2,411 2,728 4,307 6,510 10,220 11,685

- Đông Á 1,020 1,162 2,065 3,106 4,561 5,232

- Sài Gòn Công thương 701 764 1,130 1,707 2,615 3,068

- Phương Nam 690 802 1,112 1,697 3,044 3,385

III.Nhóm Ngân hàng quy mônhỏ: 1,448 1,816 2,608 4,988 8,168 9,188

- Nam Á 195 218 398 601 791 1,011 - Phát Triển nhà 277 360 490 627 1,065 1,225 - An Bình 3 3 31 59 179 240 -Tân Việt 352 321 305 376 325 248 - Gia Định 131 167 167 217 329 333 - Đệ Nhất 100 130 223 298 431 437 - Phương Đông 145 243 470 1,110 1,894 2,270 - Sài Gòn 88 160 186 1,001 1,813 1,928 - Việt Á 157 214 338 699 1,341 1,496

- Tuy về tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của nhóm NH có quy mô vừa và quy mô lớn chậm hơn tốc độ tăng của nhóm NH có quy mô nhỏ nhưng cứ 1% tăng trưởng về số tuyệt đối lớn hơn rất nhiều.

- Nhìn chung các NHTMCP có tốc độ tăng trưởng tín dụng khả quan. thị phần cho vay của hệ thống NHTMCP đến 30/6/05 là 30,6%, chỉ đứng thứ 2 sau hệ thống NHTMNN (43,5% ).

2.3.3.2 Cơ cấu tín dụng và chất lượng tài sản có sinh lời :

Bảng 2.8 - Diễn biến Cơ cấu tín dụng và chất lượng tài sản có sinh lời của hệ thống NHTMCP trên địa bàn TPHCM Đơn vị : Tỷ đồng ; % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 30/6/0 5 I. Cơ cấu tín dụng 1. Tổng dư nợ tín dụng

2. Tốc độ tăng trưởng dư nợ (%)

12.674 15.510 22,4 19.814 27,7 29.160 47,2 41.020 40,7 48.021 17,1

1. Dư nợ tín dụng phân theo thời gian:

- Ngắn hạn - Trung dài hạn 9.148 3.526 10.387 5.123 12.406 7.408 18.280 10.880 26.837 14.183 32.049 15.972

2. Dư nợ tín dụng phân theo tiền tệ: - VNĐ - Ngoại tệ quy VNĐ 10.172 1.962 12.681 2.829 15.457 4.357 22.631 6.529 31.9719.049 36.99011.031 II. Chất lượng tín dụng - Tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ - Tỷ lệ nợ khó đòi/Tổng NQH (%) 24,5 76,9 18,2 80,0 9,2 77,1 6,3 77,5 3,6 63,6 5,2 44,6

III. Kết cấu dư nợ cho vay trên tổng vốn

huy động ( % ) 76,8 80,3 80,7 89,8 85,7 84,1

IV. Kết cấu tài sản có sinh lời ( % )

1. Tỷ lệ dư nợ có khả năng thu hồi / Tổng tài sản có sinh lời

2. Tỷ lệ TS có sinh lời / Tổng TS có 59,8 69,4 63,7 74,3 67,9 78,9 72,3 80,2 71,6 82,8 70,9 87,6

Nguồn số liệu : Ngân hàng nhà nước chi nhánh TPHCM

Qua bảng 2.8 cho thấy diễn biến tình hình cơ cấu tín dụng và chất lượng tài sản có sinh lời như sau :

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng hàng năm đều đạt tỷ lệ khá cao, năm sau cao hơn năm trước, tăng rất cao ở 2 năm 2003 ( 47,2% ), năm 2004 ( 40,7). Riêng 6 tháng đầu năm 2005 đạt tốc độ tăng 17,1%, dự kiến mức tăng cả năm 2005 sẽ thấp hơn mức tăng ở năm 2003 và 2004 nhưng đó là sự tăng phù hợp thực tế; Bởi vì năm 2005 có những tác động bất lợi từ nền kinh tế, tình hình lạm phát tăng cao, dẫn đến hạn chế sự tăng trưởng tín dụng.

- Chất lượng tín dụng thể hiện qua 2 chỉ tiêu : tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ và tỷ lệ nợ khó đòi/Tổng dư nợ quá hạn có xu hướng giảm dần. Năm 2000 tỷ lệ nợ quá hạn

trên tổng dư nợ là 24,5%, đến 30/6/05 chỉ còn 5,2%; tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá hạn là 76,9%, đến 30/6/05 chỉ còn 44,6%. Đó là do sự nổ lực xử lý nợ tồn đọng để thu hồi vốn cho NH.

- Chỉ tiêu kết cấu dư nợ trên tổng vốn huy động phản ảnh hiệu suất sử dụng vốn huy động để cho vay ngày càng tăng dần, năm 2000 là 76,8 %, đến 30/6/05 tăng lên đến 84,1%. Điều đó, chứng tỏ các NHTMCP mạnh dạn đưa vốn vào cho vay tối đa để sinh lời ( khoản dự trử thanh khoản giảm dần ) . NH sẽ có bất lợi nếu như có sự biến động bất thường những khoản dự trử thanh khoản ít sẽ khó đảm bảo khả năng thanh khoản cho NH.

- Chỉ tiêu phản ảnh tỷ lệ dư nợ có khả năng thu hồi / Tổng tài sản có sinh lời và tỷ lệ TS có sinh lời / Tổng TS có có xu hướng ngày càng tăng dần qua các năm chứng tỏ các NHTMCP đã vận dụng tối đa các tài sản có để sinh lời ngày càng nhiều cho NH.

2.3.4 Thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ :

2.3.4.1 Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Xem bảng 2.9 – Tình hình triển khai ứng dụng công nghệ mới Đơn vị: triệu USD

Bảng 2.9 – Tình hình triển khai ứng dụng công nghệ mới Ngân hàng Tgian triển khai Chi phí lần đầu Đối tác thực hiện

ACB 2 năm 2 Unisys

EIB 2 năm 2,6 HuynDai

TCB 2 năm 2 Temenos

Bảng 2.10 – Tình hình triển khai công nghệ mới . NH Thời gian triển khai Chi phí lần đầu Đối tác thực hiện

EAB 1 năm 2,67 Flexcub SGTT 1 năm 3,2 Temenos

Nguồn số liệu : khảo sát năm 2004

- Hệ thống NHTMCP đang dần từng bước trang bị hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Đến nay tất cả các NH này đều có hệ thống máy tính, liên kết nội bộ,

mạng cục bộ (mạng LAN). Một số NHTMCP có nhiều chi nhánh hoạt động đã xây dựng và phát triển mạng diện rộng (mạng WAN) phục vụ cho hoạt động quản lý và kinh doanh, đồng thời kết nối các mạng cục bộ tại các chi nhánh.

- Một số NHTMCP có trình độ phát triển hạ tầng kỹ thuật, với trang thiết bị có mức độ hiện đại hoá cao như: Ngân hàng TMCP Á Châu; Sài Gòn Thương Tín; Đông Á; Xuất Nhập Khẩu, Phương Nam...

2.3.4.2 Về phần mềm ứng dụng:

Xem bảng số liệu 2.10 – Tình hình triển khai ứng dụng công nghệ mới

- Hiện nay một số NHTMCP đã ứng dụng phần mềm quản lý tiền gửi dân cư; phần mềm quản lý kế toán và tín dụng, ứng dụng hệ thống phần mềm Ngân hàng bán lẻ, với mức độ tiện ích rất cao, được thiết kế chạy trên mạng diện rộng, hỗ trợ nhân viên trong giao dịch với khách hàng. Nhiều TCTD đã xây dựng các WEB site để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ, lãi suất và các Thông tin khác về ngân hàng mình cho khách hàng

- Ngoài ra các NHTMCP khác trên địa bàn còn ứng dụng các phần mềm khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh như: hệ thống thanh toán điện tử; hệ thống thanh toán quốc tế; phần mềm cho dịch vụ homebanking; Mobile banking; dịch vụ chứng khoán...

Tuy nhiên, thực tiển việc ứng dụng các công nghệ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, mặt bằng trình độ công nghệ của các ngân hàng hiện nay vẫn còn ở mức thấp, khoảng chênh lệch trình độ công nghệ giữa các ngân hàng khá xa. Dẫn đến hai tình trạng trái ngựợc nhau:

+ Ứng dụng công nghệ ở mức độ thấp: Một số NH do chưa đủ điều kiện về vốn nên ứng dụng công nghệ ( chi phí thấp khoảng 100 đến 200 ngàn USD ) chỉ ở

mức phản ảnh, ghi chép, quản lý các hoạt động nghiệp vụ trong phạm vi của một đơn vị; các nghiệp vụ liên chi nhánh chưa được xử lý tức thời. Tất nhiên với công nghệ như thế này thì không thể thực hiện được việc quản trị tài chính, quản trị kinh doanh ngân hàng, thực hiện các modul nghiệp vụ. Do đó, với yêu cầu cải tiến nâng cao năng lực hoạt động thì phải ứng dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng các chuẩn mực chung và như thế lại tốn một khoản chi phí khác lớn hơn trong khi NH đang thiếu vốn. Đây là một sự bất cập, khó khăn của các NH có vốn thấp

+ Chưa khai thác sử dụng hết tính năng công nghệ hiên đại: Một số NH khác đủ điều kiện về vốn, ứng dụng công nghệ ở mức cao, thực hiện kênh phân phối dịch vụ, hệ thống thông tin quản lý, hổ trợ tác nghiệp, quản trị dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ, thực hiện các modul nghiệp vụ, quản trị tài sản nợ - tài sản sản có, quản trị rủi ro, quản trị thanh khoản,….Công nghệ này giúp cho NH nâng cao năng lực hoạt động, năng lực quản trị NH, phát triển nhiều dịch vụ tiện ích, hiện

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMCP trong quá trình cạnh tranh và hội nhập (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)