Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (12/1987) đến hết tháng 12/2008, trên địa bàn cả nước đã thu hút được 10.669 dự án đầu tư nước ngoài (chỉ tính dự án còn hiệu lực), với tổng vốn đầu tư đạt trên 69,1 tỷ USD.
Về tốc độ thu hút vốn đầu tư:
Theo số liệu tổng hợp tình hình thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, thời kỳ 1988-1990 nước ta chỉ thu hút được 214 dự án với tổng vốn đăng ký là 1,582 tỷ USD. Do đây là giai đoạn khởi đầu nên số dự án trong thời gian này chưa nhiều, mức tăng trưởng vốn đầu tư còn chậm.
Nếu như thời kỳ 1988-1990 được coi là giai đoạn khởi đầu thì thời kỳ 1991-1995 được đánh giá là giai đoạn tăng trưởng nhanh và thay đổi về chất lượng đầu tư nước ngoài. Tổng số dự án cấp mới giai đoạn này là 1.397 dự án với tổng vốn đăng ký là 16,244 tỷ USD, tăng 6,53 lần về số dự án và hơn
10,26 lần về vốn đăng ký so với thời kỳ trước. Các dự án trong thời kỳ này được phân bố hợp lý trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành công nghiệp mới đã ra đời như công nghiệp điện tử, chế tạo ô tô, xe máy... nhiều dự án có quy mô lớn được triển khai, một số KCN, KCX bắt đầu được đầu tư xây dựng...
Và trong giai đoạn 1996-2000, cả nước thu hút được 1.676 dự án với tổng vốn đăng ký là 20,768 tỷ USD, chỉ tăng 1,28 lần so với tổng vốn đăng ký thời kỳ trước (một phần do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á giai đoạn 1997-1999). Riêng năm 2001 đã cấp mới 523 dự án với vốn đăng ký là 2,536 tỷ USD và năm 2002 là 694 dự án với vốn đăng ký là 1,379 tỷ USD. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều chỉ tiêu cơ bản về đầu tư nước ngoài năm 2002 đã cao hơn mức thực hiện năm trước: vốn thực hiện đạt 2,345 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước 459 triệu USD, tăng 23% so với năm trước, giải quyết việc làm cho 472.000 lao động, tăng 7,5% so với năm 2001.
Năm 2008 cả nước thu hút được 13,2 tỷ USD với 3.487 dự án, kết quả này đạt được sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO (11/2007), nộp ngân sách nhà nuớc 895 triệu USD, giải quyết việc làm cho 675.000 lao động. Tuy nhiên, tổng số vốn đăng ký cấp mới và bổ sung tăng vốn của các dự án đầu tư nước ngoài trong năm 2008 chỉ đạt 13,2 tỷ USD, giảm 27% so với năm 2007. Nguyên nhân một phần là do đầu tư nước ngoài trên thế giới năm 2008 giảm và thế giới chịu tác động của khủng hoản toàn cầu. Một lý do khác là những lĩnh vực có khả năng thu hút FDI lớn của nền kinh tế nước ta như sản xuất xi măng, sắt thép, điện, ô tô, xe máy, nhà máy nước sạch... hoặc do nhu cầu đã tạm bão hòa, hoặc trong nước đã tự đầu tư nên khả năng cấp phép cho các dự án đầu tư nước ngoài bị hạn chế.
Mặt khác, tuy Việt Nam đã cố gắng cải thiện môi trường đầu tư, nhưng vẫn còn hạn chế và còn chậm so với một số nước trong khu vực nhất là chi phí đầu vào cao, luật pháp chính sách còn đang hoàn thiện và đôi khi chưa
nhất quán, thủ tục còn phiền hà, dịch vụ hành chính công chưa hiệu quả... đã làm cho môi trường đầu tư của ta trở nên kém hấp dẫn. Ngoài ra, đây còn là hệ quả của việc cạnh tranh mạnh mẽ nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các nước xung quanh trong khu vực, nhất là Trung Quốc sau khi đã gia nhập WTO. Như vậy, tổng vốn còn hiệu lực tính đến cuối năm 2008 ở nước ta là trên 69 tỷ USD.
Về ngành nghề thu hút đầu tư:
Nhìn chung, các dự án đầu tư nước ngoài tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất với tổng số 2.431 dự án và trên 45,7194 tỷ USD (chiếm 66,26% về số dự án đầu tư và trên 56,67% về vốn đầu tư đăng ký). Trong đó, công nghiệp nặng là 995 dự án, công nghiệp nhẹ là 975 dự án, xây dựng là 242 dự án, công nghiệp thực phẩm là 190 dự án và công nghiệp dầu khí là 29 dự án. Kế đến là lĩnh vực dịch vụ với 754 dự án đầu tư, thu hút trên 14,52 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 20,55% số dự án và trên 37,14% số vốn đăng ký đầu tư). Lĩnh vực nông - lâm - nghiệp thu hút ít dự án đầu tư nhất, chỉ có 484 dự án với số vốn 2,42 tỷ USD (chiếm 13,19% số dự án và chỉ chiếm 6,19% tổng vốn đăng ký).
Về hình thức đầu tư:
Các dự án đầu tư nước ngoài tập trung nhiều vào hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài với 2.417 dự án, vốn đăng ký là 14,2 tỷ USD (chiếm 65,88% tổng số dự án đầu tư và 36,32% tổng vốn đăng ký đầu tư). Trong khi đó, hình thức liên doanh có 1.089 dự án, chiếm 29,68% số dự án nhưng số vốn đăng ký đạt cao nhất là 19,699 tỷ USD, chiếm trên 50,37% tổng vốn đầu tư. Còn lại hình thức BOT và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ có 163 dự án đầu tư (chiếm 4,44% số dự án) và chỉ chiếm 13,31% vốn đăng ký đầu tư.
Bảng 2.1: Tình hình đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang phân theo hình thức đầu tư
(tính đến ngày 20/12/2008, chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Đơn vị tính: USD
Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đăng ký Vốn pháp định Vốn thực hiện