2/ Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoà
3.2.1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoà
Luật pháp và các chính sách đầu tư nước ngoài ở nước ta tuy đã có những cải tiến quan trọng thể hiện qua các lần sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài (mà gần đây là Nghị định 27/2003/NĐ- CP của Chính phủ) nhưng vẫn chưa thật sự thông thoáng và cởi mở. Do đó, trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI phát triển theo đúng định hướng và phù hợp với yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta trong thời gian tới.
Nâng cao hiệu quả xây dựng các văn bản pháp luật và hạn chế việc ban hành quá nhiều văn bản dưới luật nhằm tránh sự chồng chéo, không đồng bộ và thậm chí mâu thuẩn nhau. Theo đó, cần nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện và các văn bản pháp luật liên quan theo hướng thiết lập một mặt bằng pháp lý chung áp dụng cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài nhằm tạo ra môi trường ổn định, bình đẳng cho sản xuất kinh doanh. Việc xây dựng khung pháp lý về đầu tư cần theo hướng thống nhất một luật đầu tư chung, dần thay thế cho hệ thống hai Luật đầu tư hiện nay là Luật Đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước, tạo một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư, kể cả trong nước và ngoài nước.
Mở cửa môi trường đầu tư hơn nữa thông qua việc nới rộng danh mục khuyến khích đầu tư và giảm danh mục hạn chế đầu tư. Đa dạng hóa các hình thức FDI để khai thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới. Đồng thời mở rộng lĩnh vực thu hút FDI phù hợp với các cam kết trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục thực hiện lộ trình giảm chi phí đầu tư và tiến tới áp dụng chế độ một giá đối với các loại dịch vụ, phí, lệ phí... thống nhất cho cả đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, trước mắt là cước viễn thông, điện, nước, dịch vụ vận chuyển hành khách, quảng cáo... nhằm giảm chi phí đầu vào, chi phí trung gian cho các nhà đầu tư.
Tiếp tục đổi mới chính sách và kiện toàn hệ thống tài chính tiền tệ, tạo môi trường tài chính lành mạnh, thông thoáng và minh bạch hơn. Các chính sách về tài chính cần được nghiên cứu, xem xét và ban hành phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam và thông lệ quốc tế nhằm quản lý chặt chẽ hơn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình hoạt động. Các chính sách tài chính cần có sự thống nhất và quản lý được hoạt động của doanh nghiệp, tránh tình trạng công ty con ở Việt Nam lỗ còn công ty mẹ ở nước ngoài thì lời.
Bên cạnh đó, cũng cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, với thực tế hoạt động của doanh nghiệp và các cam kết, thông lệ quốc tế theo hướng đơn giản hóa các sắc thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, về chính sách đất đai,
Nhà nước cần ban hành chính sách cho phép các doanh nghiệp nhà nước khi tham gia liên doanh dùng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn liên doanh không phải hoàn vốn cho ngân sách hàng năm mà có thể sử dụng số vốn này để tăng phần góp vốn của phía Việt Nam trong liên doanh, tăng dần tỷ trọng vốn góp của phía Việt Nam theo hướng nâng cao tiềm lực, vị thế của phía Việt Nam trong liên doanh.