Kinh nghiệm của Bangkok ở Thái Lan

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) ở bắc giang hiện nay (Trang 40 - 41)

Là một nước có các điều kiện kinh tế gần giống với Việt Nam, từ một nước dựa vào nông nghiệp là chủ yếu đang dần trở thành nước công nghiệp mới nhờ vào chính sách "mở cửa" nền kinh tế. Từ thời điểm "mở cửa" nền kinh tế, nền kinh tế Thái Lan phát triển qua 3 giai đoạn. Qua từng giai đoạn

đó, chính sách đầu tư của Thái Lan cũng được sửa đổi phù hợp với các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

ĐTNN FDI của Thái Lan tăng qua 3 giai đoạn điều này cũng gần giống như ĐTNN FDI đổ vào Bangkok cũng tăng theo 3 giai đoạn khi mà nguồn vốn FDI ở Bangkok chiếm 32% cả nước( năm 2007). Bangkok là nơi mà các tỉnh ở nước ta cần phải lưu ý:

- Chính quyền Bangkok tiếp tục không quy định mức lương lao động tối thiểu.

- Cho phép bán đất cho các công ty liên doanh giữa doanh nghiệp Thái tại Bangkok và các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nếu các liên doanh mà số vốn đóng góp của bên nước ngoài trên 50% vốn pháp định thì việc mua đất của các liên doanh này sẽ gặp khó khăn.

- Chính quyền Bangkok khuyến khích các doanh nghiệp tại Thủ Đô đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở Thái Lan cũng còn một số tồn tại cần xem xét rút kinh nghiệm:

+ Phiền hà về trình tự, thủ tục đăng ký cấp giấy phép đầu tư, thời gian xét duyệt cấp giấy phép khá chậm (từ 56-90 ngày).

+ Sử dụng các dịch vụ công cộng khó khăn (điện, nước, thông tin liên lạc...). + Văn bản hướng dẫn không rõ ràng, chế độ thuế khóa thiếu ổn định. + Khó khăn khi xin giấy phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.

+ Cơ sở hạ tầng tuy phát triển khá mạnh nhưng vẫn chưa theo kịp nhu cầu phát triển.

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) ở bắc giang hiện nay (Trang 40 - 41)