Vai trò của FDI trong mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạ

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) ở bắc giang hiện nay (Trang 27 - 29)

Tham gia vào phân công lao động quốc tế

Các nước đầu tư được nhà nước bản địa hổ trợ trong việc sử dụng nguồn lực con người, qua đó góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, một khi sự phát triển này vượt mức cung trong nước thì sự phân công lao động xã hội vượt ra ngoài biên giới của quốc gia đó.

PCLĐQT ngày càng phát triển và bao trùm toàn bộ nền kinh tế thế giới. Điều kiện để phát triển PCLĐQT bao gồm: 1) Sự khác biệt giữa các quốc gia

về điều kiện tự nhiên, do đó, các quốc gia phải dựa vào những ưu thế về tài nguyên thiên nhiên để chuyên môn hoá sản xuất, phát huy lợi thế so sánh và điều kiện địa lí của mình; 2) Sự khác biệt giữa các quốc gia về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ phát triển của khoa học - kĩ thuật và công nghệ, về truyền thống sản xuất, lực lượng sản xuất; và 3) Trong một phạm vi nhất định, chịu ảnh hưởng và sự tác động của chế độ kinh tế - xã hội của đất nước.

Do đó có thể thấy FDI ngoài việc mang lại lợi nhuân kinh tế, nó còn tham gia vào quá trình phân bố lao động của quốc gia bản địa. Tạo điều kiện cho nước bản địa gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và tổ chức kinh tế chuyên ngành: EEC, ASEAN, G7, OPEC, vv.

Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chính sách của Việt Nam là tích cực tham gia vào phân công lao động khu vực và thế giới để vận dụng có lợi nhất các điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước và của các mối quan hệ quốc tế để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội.

Gắn liền thị trường nội địa với thị trường khu vực và quốc tế

Phát triển đầu từ FDI gắn liền với sự phát triển xuất nhập khẩu của cả hai nước. Xuất nhập khẩu có mối quan hệ nhân quả với tăng trưỏng kinh tế. Mối quan hệ này được thể hiện ở các khía cạnh” xuất nhập khẩu cho phép khai thác lợi thế so sánh, hiệu quả kinh tế theo quy mô, thực hiện chuyên môn hoá sản xuất; nhập khẩu bổ sung các hàng hoá, dịch vụ khan hiếm cho sản xuất và tiêu dùng; xuất nhập khẩu còn tạo ra các tác động ngoại ứng như thúc đẩy trao đổi thông tin dịch vụ, tăng cường kiến thức marketting cho các doanh nghiệp nội địa và lôi kéo họ vào mạng lưới phân phối toàn cầu. Tất cả các yếu tố này sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.

Thông qua FDI, các nước đang phát triển có thể tiếp cận với thị trường thế giới bởi vi, hầu hết các hoạt động FDI đều do các công ty xuyên quốc gia thực hiện, mà các công ty này có lợi thế trong việc tiếp cận với khách hàng bằng những hợp đồng dài hạn dựa trên cơ sở thanh thế và uy tín của họ về chất lượng, kiểu dáng sản phẩm và giao hàng đúng hẹn.

Thông qua FDI, các chính sách về ngoại thương của 2 nước được rút gọn và hạn chế các chính sách pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cả 2 mở rộng thị trường sang nước bạn.

Để tạo điều kiện thuận lợi phát triển xuất nhập khẩu cho bản thân của nước đầu tư, thì các nước này đã chủ động hổ trợ xây dựng hệ thống cảng biển cho nước bản địa. Đây là 1 cơ hội lớn đối với nước bản địa trong việc mở rộng thị trường ra quốc tế

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) ở bắc giang hiện nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w