Phát triển nền kinh tế hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) ở bắc giang hiện nay (Trang 25 - 27)

Một là, thúc đẩy tiến trình hội nhập, hoàn thiện hệ thống luật pháp Hoạt động FDI chẳng những có vai trò gắn kết quan hệ giữa quốc gia có vốn đầu tư và quốc gia nhận đầu tư mà còn góp phần mở rộng quan hệ với các quốc gia khác trên nhiều lĩnh vực. Để cạnh tranh thu hút FDI, cùng với việc tham gia vào các tổ chức, thể chế quốc tế và khu vực, các nước phải tìm hiểu thể chế, luật pháp quốc tế và thực hiện các cam kết về tự do hóa thương mại và đầu tư. Hợp tác và cạnh tranh để phát triển vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện để hội nhập KTQT ngày một sâu rộng hơn.

Như trên đã phân tích, đi kèm với dòng vốn FDI là kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng quản lý... Các nước ĐPT, xét về trình độ phát triển kinh tế, bị tụt hậu khá xa so với các nước phát triển và sẽ không thể rút ngắn khoảng cách nếu không thu hút được nguồn lực từ bên ngoài. Doanh nghiệp FDI với những thế mạnh vượt trội so với phần đông doanh nghiệp trong nước về mạng lưới thị trường thế giới cùng với những cải thiện chất lượng và danh mục hàng hóa xuất khẩu đã giúp các nước tiếp nhận FDI có điều kiện tiếp cận, mở rộng thị trường quốc tế, tìm hiểu sâu hơn các thể chế, luật pháp quốc tế và tham gia ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp FDI là một kênh quan trọng giúp các nước ĐPT kết nối nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới để thực hiện CNH, HĐH đất nước.

Sự có mặt và phát triển của FDI làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, đòi hỏi các nước nhận đầu tư phải hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế để tăng tính cạnh tranh thu hút FDI, phục vụ công tác quản lý. Các nước đã tiến hành bổ sung, hoàn thiện đồng bộ hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến FDI về thuế, tài chính, ngân hàng, quản lý đất đai, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, lao động, hải quan...làm cho nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đầy đủ hơn.

Hai là, hoàn thiện hội nhập nền kinh tế quốc tế - Mở rộng phân công lao động xã hội

Thông qua tiếp nhận FDI, nước tiễp nhận đầu tư có điều kiện thuận lợi để gắn kết nền kinh tế trong nước với hệ thống sản xuất, phân phối, trao đổi quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước này.

Thông qua tiếp nhận đầu tư, các nước bản địa có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, thích nghi nhanh hơn với các thay đổi trên thị trường thế giới… FDI có vai trò làm

cầu nối và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, một nhân tố đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

FDI có lợi thế là có thể được duy trì sử dụng lâu dài, từ khi một nền kinh tế còn ở mức phát triển thấp cho đến khi đạt được trình độ phát triển rất cao. Vốn ODA thường được dành chủ yếu cho những nước kém phát triển, sẽ giảm đi và chấm dứt khi nước đó trở thành nước công nghiệp, tức là bị giới hạn trong một thời kỳ nhất định. FDI không phải chịu giới hạn này, nó có thể được sử dụng rất lâu dài trong suốt quá trình phát triển của mỗi nền kinh tế. Điều này giúp cho các nước nhận đầu tư có cơ sở vững vàng để làm quen với cơ chế kinh tế mới.

Tuy FDI là loại đầu tư có giới hạn ở một số lĩnh vực ( chẵng hạn chính trị, quốc phòng), nó không trực tiếp tác động đến các lĩnh vực này nhưng cũng ảnh hưởng gián tiếp. FDI giúp nước được đầu tư tiếp nhận khoa học công nghệ, công nghệ hạt nhân, khoa học vũ trụ. Góp phần tăng vị thế của nước bản địa trên trường quốc tế, tạo điều kiện trở thành 1 trong những nước có tính ảnh hưởng quan trọng (như Trung Quốc, Ấn Độ)

Ngoài ra, FDI còn giúp hoàn thiện nền kinh tế thị trường (thị trường hàng hoá, thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường công nghệ…) và vận hành cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) ở bắc giang hiện nay (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w