Những Tác động tiêu cực của FDI tới phát triển kinh tế Về công nghệ:

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) ở bắc giang hiện nay (Trang 32 - 37)

Về công nghệ:

Trong thực hiện những công nghệ mà TNCs chuyển giao cho nước tiếp nhận FDI thường là các công nghệ không thích hợp. Giá chuyển nhượng nội

bộ của TNCs cùng với việc giảm tính linh hoạt trong xuất khẩu, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán. Người ta cho rằng các công ty có sự kiểm soát nước ngoài có thể sử dụng các kỹ thuật sản xuất sử dụng nhiều tư bản là chủ yếu (mà chúng sẵn có, nhưng không thích hợp) dẫn tới sự chuyển giao công nghệ không đầy đủ ở mức chi phí quá cao (để duy trì ưu thế công nghệ). Việc định ra những giá cả chuyển nhượng giao cao một cách giả tạo (để bòn rút lợi nhuận quá mức) của TNCs thường gây ra sự căng thẳng cho cán cân thanh toán. Bởi vì với tư cách là một bộ phận của các chi nhánh sản xuất đa quốc gia, các doanh nghiệp đó có thể có ít khả năng hơn so với các công ty thuộc quyền kiểm soát trong nước trong việc mở rộng xuất khẩu và có thể phải lệ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu. Bản chất thông tin của công nghệ được chuyển giao, cho nên nó được chuyển giao trong một thị trường không hoàn hảo cao độ mà trong đó thường khó có thể cố định giá cả một cách chính xác. Các nước đang phát triển thường xuyên ở vào vị trí thương lượng yếu hơn trong các thị trường này, đặc biệt là khi họ thiếu lực lượng cán bộ chuyên môn để có thể giúp xác định mức đóng góp thích hợp của hoạt động chuyển giao công nghệ cần thiết. Điều này có thể đặc biệt đúng khi công nghệ được chuyển giao như một yếu tố trong hệ thống các nguồn lực do FDI đưa vào, bởi vì thường không được biết rõ các chi phí chính xác của công nghệ đó. Một số nước đang phát triển đã cố gắng tăng cường vị trí thương lượng của họ bằng cách đặt ra những giới hạn cho các khoản tiền trả sử dụng bản quyền phát minh (chẳng hạn trả theo tỷ lệ cố định phần trăm của doanh thu) hoặc bằng cách thiết lập các thủ tục xem xét lại đối với toàn bộ các hợp đồng công nghệ. Sự sẵn sàng hơn của công ty xuyên quốc gia trong việc xem xét các hình thức chuyển giao công nghệ có thể khác nhau - bao gồm việc cấp giấy phép cho đặc quyền sử dụng và cho bao thầu lại - có thể giúp để hạ thấp các khoản chi phí chuyển giao này, đặc biệt là cho các nước chủ nhà mà họ có thể

không cần tới các yếu tố khác trong hệ thống FDI trọn gói, chẳng hạn như kỹ năng về quản lý và marketing.

Giá chuyển nhượng nội bộ được áp dụng trong các hoạt động giao dịch kinh doanh nội bộ công ty như vậy có thể khác xa với giá thị trường tương ứng nằm ngoài tầm kiểm soát của nó và nó có thể phải trả trong quan hệ buôn bán giữa các bên không có quan hệ với nhau. Việc lập hoá đơn hàng thấp hơn hay cao hơn so với số thực có là nhằm thay đổi mức lợi nhuận tính thuế, hay để tránh thuế ngoại thương, hoặc kiểm soát hối đoái đều là những vấn đề chung cho mọi hoạt động thương mại. Nhưng cơ hội cho các hoạt động như vậy rõ ràng lớn hơn trong nội bộ công ty. Điều này đặt gánh nặng tương ứng lên khả năng kiểm soát hải quan đặc biệt là đối với các sản phẩm có thể phân chia nhỏ được (chẳng hạn như các loại dược phẩm), hoặc đối với các cấu kiện chuyên dùng không có một mức giá nhất định với khách hàng bên ngoài.

Phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường đước chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia, đã làm nảy sinh nỗi lo rằng các công ty này sẽ tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế của nước nhận đầu tư vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các công ty xuyên quóc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có đóng góp phần vốn bổ sung quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện chuyển giao công nghệ cho các nước nhận đầu tư. Đồng thời cũng thông qua các công ty xuyên quốc gia là những bên đối tác nươc ngoài để chúng ta có thể tiêu thụ hàng hóa vì các công ty này nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ nước này sang nước khác. Vậy nếu càng dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nước công nghiệp phát triển càng lớn. Và nếu nền kinh tế dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài thì sự phát triển của nó chỉ là một phồn vinh giả tạo. Sự phồn vinh có được bằng cái của người khác.

Nhưng vấn đề này có xảy ra hay không còn phụ thuộc vào chính sách và khả năng tiếp nhận kỹ thuật của từng nước. Nếu nước nào tranh thủ được vốn, kỹ thuật và có ảnh hưởng tích cực ban đầu của đầu tư trực tiếp nước ngoài mà nhanh chòng phát triển công nghệ nội đại, tạo nguồn tích lũy trong nước, đa dạng hóa thị trrường tiêu thụ và tiếp nhận kỹ thuật mới cũng như đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai trong nước thì sẽ được rất nhiều sự phụ thuộc của các công ty đa quốc gia.

Chi phí cho thu hút FDI và sản xuất hàng hóa không thích hợp:

Một là: Chi phí của việc thu hút FDI

Để thu hút FDI, các nước đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư như là giảm thuế hoặc miễn thuế trong một thời gian khá dài cho phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài. Hoặc việc giảm tiền cho họ cho việc thuê đất, nhà xưởng và một số các dịch vụ trong nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước. Hay trong một số lĩnh vực họ được Nhà nước bảo hộ thuế quan... Và như vậy đôi khi lợi ích của nhà đầu tư có thể vượt lợi ích mà nước chủ nhà nhận được. Thế mà, các nhà đầu tư còn tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào. Các nhà đầu tư thường tính giá cao cho các nguyên vật liệu,bán thành phẩm, máy móc thiết bị mà họ nhập vào để thực hiện đầu tư. Việc làm này mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư chẳng hạn như trốn được thuế, hoặc giấu được một số lợi nhuận thực tế mà họ kiếm được. Từ đó hạn chế cạnh tranh của các nhà đầu tư khác xâm nhập vào thị trường. Ngược lại, điều này lại gây chi phí sản xuất cao ở nước chủ nhà và nước chủ nhà phải mua hàng hóa do các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất với giá cao hơn.

Tuy nhiên việc tính giá cao chỉ xảy ra khi nước chủ nhà thiếu thông tin, trình độ kiểm soát, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn yếu, hoặc các chính sách của nước đó còn nhiều khe hở khiến cho các nhà đầu tư có thể lợi dụng được.

Các nhà đầu tư còn bị lên án là sản xuất và bán hàng hóa không thích hợp cho các nước kém phát triển, thậm chí đôi khi còn lại là những hàng hóa có hại cho khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ như khuyến khích dùng thuốclá, thuốc trừ sâu, nước ngọt có ga thay thế nước hoa quả tươi, chất tẩy thay thế xà phòng vv...

Những tác động tiêu cực tới quan hệ kinh tế đối ngoại:

Do kinh nghiệm và năng lực của các cơ quan chức năng, đội ngũ cán bộ quản lý của nước nhận đầu tư còn hạn chế nên một số nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng để thực hiện một số hành vi phi pháp, thiếu lành mạnh như: Gian lận về thuế, khai tăng chi phí để giảm lãi thậm chí thực hiện lỗ công ty con ở nước nhận đầu tư để lãi công ty mẹ ở nước thứ ba; sử dụng công nghệ ở trình độ thấp, thậm chí lạc hậu làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường thêm trầm trọng, biến nước chủ nhà thành bãi rác công nghiệp; việc thu hút lao động tăng nhanh nhưng lại không quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, không ít doanh nghiệp trả lương công nhân tùy tiện, rẻ mạt, thậm chí có hành vi ngược đãi người lao động đã gây ra những tình trạng phức tạp về vấn đề nhà ở, hiện tượng đình công gây mất an ninh xã hội.

Doanh nghiệp FDI có thể sử dụng các lợi thế quyền lực về vốn, công nghệ, thị trường để sử dụng các biện pháp cạnh tranh làm giảm khả năng hoạt động, thậm chí phá sản các doanh nghiệp trong nước; lôi cuốn đội ngũ lao động có trình độ cao, lao động tri thức vào làm việc cho doanh nghiệp FDI, làm cho hiện tượng “chảy máu chất xám” diễn ra ngày càng nhiều hơn.

Để đáp ứng nhu cầu về vốn, công nghệ cho phát triển kinh tế các nước đều phải đưa ra các chính sách ưu đãi thu hút FDI có tính cạnh tranh cao. Lợi dụng điều này, doanh nghiệp FDI đã gây sức ép với nước nhận đầu tư phải nhượng bộ thay đổi một số chính sách ưu tiên, ưu đãi gây thiệt hại đến quyền lợi chung của nước nhậnđầu tư; nảy sinh những vi phạm trong cam kết đầu tư

như tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm, dự án chậm triển khai gây lãng phí đất đai... rất khó giải quyết; cũng không lường trước nguy cơ doanh nghiệp FDI tiếp tay cho tệ nạn tham nhũng, gây sức ép về chính trị, kinh tế với chính phủ nước nhận đầu tư. Nếu vốn FDI chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng nguồn vốn đầu tư xã hội, nguy cơ các công ty nước ngoài chi phối hoạt động kinh tế làm ảnh hưởng tới tính tự chủ lớn của nước nhận đầu tư, dẫn đến lệ thuộc vào các nước lớn.

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) ở bắc giang hiện nay (Trang 32 - 37)

w